VÃNG SANH VÀ ĐIỀM LÀNH
Khi lâm chung một người vãng sanh cần phải có đủ những điều kiện nào?
Chư Cổ đức xưa nói rất rõ ràng, muốn lâm chung một niệm vãng sanh chí ít đi nữa họ cũng phải đủ điều kiện, vậy thì điều kiện thứ nhất là: Khi lâm chung thần thức phải rõ ràng, không bị mê hoặc, điều này rất quan trọng, khi sắp chết mà bị mê thì bạn sẽ không niệm Phật được. Dù người khác có nhắc nhở bạn, bạn cũng khó mà tiếp nhận.
Điều kiện thứ hai: đây là thời khắc quan trọng, cần gặp được ban thiện tri thức nhắc nhở về việc tầm quan trọng của việc trợ niệm. Trong tình trạng khẩn cấp này, gặp được người như vậy để cảnh tỉnh bạn, mau mau niệm Phật A Di Đà cầu sanh Tịnh Độ, buông bỏ vạn duyên, họ đã nói những lời này.
Điều kiện thứ ba là: khi nghe lời cảnh tỉnh nếu bạn tiếp nhận được thì bạn sẽ tiếp nhận ngay, lập tức chuyển ý niệm ngay, không có tham luyến chút nào về cõi Ta Bà này nữa, nhất tâm, nhất trí cầu sanh Tịnh Độ, niệm Phật vãng sanh, thì cầu niệm Phật này thật sự thành công. Ba điều kiện đây chúng ta sẽ suy nghĩ cho thật kỹ. Một điều mà còn không nắm vững thì làm sao vảng sanh được. Trong lúc này, ba điều kiện đây phải có đủ.
Trên đời này, không phải không có những người như vậy. Người như vậy rất ít, rất ít! Cho nên chúng ta không được may mắn, nên thường phải niệm, thường ngày niệm nghĩa là gì? Nghĩa là luyện binh, lâm chung là đánh nhau. Thường ngày niệm nghĩa là để đến khi lâm chung đạt đến. Khi lâm chung có được cái niệm này, không bị mê hoặc, không bị điên đảo, không bị quên mất, vậy là thành công rồi.
Vậy thì thật sự bạn muốn đi con đường này thì điều quan trọng nhất đó là gì? Là hàng ngày chúng ta phải buông bỏ cho được, cái gì cũng buông bỏ hết, không được để nó ở trong lòng. Sống ở trên đời này, tất cả đều phải tùy duyên, tùy duyên nghĩa là bản thân mình nhất định phải tin, bạn phải tin nhân quả báo ứng, những gì trong số mạng này có thì nhất định có, những gì trong số mạng không có thì cầu cũng không được. Tâm của bạn đã được định rồi.
Lúc còn sống tạo nghiệp sát, lâm chung một niệm, không niệm có được vãng sanh không? Phải cần những điều kiện gì?
Một ví dụ về Trương Thiện Hòa đời nhà Đường mà ai đấy cũng đều biết đến. Trương Thiện Hòa là một đồ tể giết trâu, khi lâm chung có người đầu trâu đến đòi mạng. Đây là tướng địa ngục hiển hiện, ông ấy rất kinh sợ, lớn tiếng kêu cứu mạng. Đây là cái duyên tốt, cơ hội ông ta gặp cũng vừa đúng lúc. Có một vị xuất gia đi ngang cửa nhà ông, nghe tiếng kêu cứu của ông nên vội bước vào hỏi, có chuyện gì vậy? Ông ta nói, có rất nhiều người đầu trâu đến đòi mạng ông. Vị xuất gia này đã hiểu ra, bèn thắp một nén nhang đặt vào tay của ông ta, bảo ông mau niệm Phật A Di Đà cầu sanh Tinh Độ. Sau khi nghe nói như vậy rồi, ông liền lớn tiếng niệm Nam Mô A Di Đà Phật, niệm được mười mấy tiếng thì ông ta nói với mọi người là không thấy những người đầu trâu đó nữa, A Di Đà Phật đến tiếp dẫn tôi rồi, đó là khi lâm chung niệm từ một đến mười, niệm mà được vãng sanh, điều này chứng minh nguyện thứ 18 trong 48 lời Đại Nguyện là thật chứ không phải giả. Khi lâm chung một niệm đến mười niệm có thể được vãng sanh. Trương Thiện Hòa là một tấm gương để cho chúng ta soi rọi, tấm gương này giúp chúng ta tăng trưởng lòng tin, Dù chúng ta có tạo tội cực nặng đi nữa cũng không sợ, chỉ cần chịu hồi tâm, chuyển ý, sám trừ nghiệp chướng là được, cho nên quay đầu là bờ, điều này rất quan trọng, nhưng mà ngộ nhỡ không gặp may thì sao? Trương Thiện Hòa khi lâm chung mà còn được, bây giờ chúng ta có tạo một chút nghiệp sát cũng không sao, đến khi lâm chung mình học theo Trương Thiện Hòa cũng vãng sanh thôi. Nếu bạn có cái tâm này thì vấn đề nghiêm trọng rồi.
Bạn thử nghĩ Trương Thiện Hòa đã có đủ ba điều kiện. Vậy khi lâm chung bạn có đủ ba điều kiện này không?
Thứ nhất là khi lâm chung không bị hôn trầm, đầu óc tỉnh táo, các vị bạn học trợ niệm trong đời sống hàng ngày các bạn hãy quan sát cho kĩ xem có người vãng sanh nào, có người bệnh nặng nào, có người sắp chết nào mà đầu óc tỉnh táo như ông ấy không? Rất là khó. Đây là điều kiện quan trọng thứ nhất.
Điều thứ hai là gì? Là khi lâm chung có gặp được thiện tri thức hay không? Thiện tri thức đến cảnh tỉnh bạn, sợ bạn lúc này quên mất, lúc con người sắp chết, trong lòng đều nghĩ nhớ đến người nhà, quyến thuộc, nhớ đến những chuyện chưa làm xong, như vậy là tiêu rồi. Như vậy là đi sang ba cõi sáu đường rồi, cho nên có được một vị thiện tri thức nhắc nhở bạn buông bỏ hết tất cả, nhất tâm niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tinh Độ, câu nhắc này rất quan trọng.
Điều thứ ba là: có người cảnh tỉnh bạn, nghe lời cảnh tỉnh này bạn liền tin ngay, không chút nghi ngờ, liền y lời vậy mà vâng làm. Bạn đủ ba diều kiện này thì khi lâm chung niệm một niệm đến mười niệm, nhất định sẽ được vãng sanh.
Người tạo nghiệp ác, sám hối, niệm Phật có được vãng sanh không?
Cho dù có tạo tội ngũ vô gián đi nữa. Ngũ vô gián tức là giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, phá hoại hòa hợp Tăng, làm thân Phật ra máu, mà tới lúc lâm chung, nếu thần trí tỉnh táo, có thể sám hối, niệm Phật được thì vẫn có thể vãng sanh. Việc này trong kinh có đưa ví dụ: Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ có dạy: Vua A Xà Thế là người tạo tội ngữ vô gián, giết cha. Khi lâm chung ông ấy đã sám hối niệm Phật và cũng được vãng sanh; Phật Thích ca Mâu Ni có nói: phẩm vị của ông ấy rất cao, thượng phẩm trung sanh. Cho nên đối với những người tạo tội, chúng ta cũng không dám coi thường họ, không chừng họ vãng sanh phẩm vị còn cao hơn chúng ta nữa. Không được coi thường, chỉ cần trước khi chết họ được cứu, giây phút sau cùng trước khi tắt thở họ còn cứu được thì có giúp họ vãng sanh, khuyên họ phải thật sự tin, phải thật sự sám hối, thật sự niệm Phật cầu vãng sanh thì không có ai là không được độ. Cho nên pháp môn Tinh Độ thật không thể nghĩ bàn. Vậy thì một đời tạo ác nghiệp có chút xíu, đáng đọa ngạ quỷ, tạo tiểu địa ngục, những tội như vậy, khi bạn trợ niệm những việc thiện này thì tầm tích giải thoát. Tầm nghĩa là thời gian rất ngắn, cho nên công đức nghe danh hiệu Phật này thật không thể nghĩ bàn.
Hiện tiền còn tạo nghiệp, đến khi lâm chung, hơi thở sau cùng mới chịu niệm Phật, xin hỏi có thể đới nghiệp vãng sanh không?
Nguyện thứ 18 trong kinh Vô Lượng Thọ có nói một niệm, mười niệm nhất định được vãng sanh. Đây là sự thật chứ không phải giả, nhưng mà nhất thiết không được hiểu sai, hiểu sai là giả? Hiện tại không chịu niệm Phật, không có trọng, đợi khi lâm chung mới niệm, quả thật có không ít người khởi cái tâm lợi dụng điều này. Vậy tới khi lâm chung bạn có còn giữ vững được tâm niệm Phật không?
Đới nghiệp vãng sanh.Các vị nhất định phải hiểu cho rõ. Chư Cổ đức xưa dạy rất hay: mang nghiệp cũ chứ không mang nghiệp mới, mang quá khứ chứ không mang hiện tại. Bây giờ mà bạn còn tạo nghiệp thì vãng sanh sao được? Ngay trong một sát na thì bạn đã vãng sanh rồi, phiền não của bạn đã bị câu niệm Phật này khống chế rồi. Nhất định nó không khởi hiện hành, lúc này mình và Phật, cảm ứng đạo giao. Phật sẽ đến đón bạn còn nếu như lúc này phiền não của bạn vẫn còn đó thì Phật sẽ không đến. Đức Phật không đến thì oán thân trái chủ của bạn đến. vậy thì người thời nay tạo ác nghiệp quá nhiều, quá nặng, khi lâm chung yêu ma, qủy quái, xuất hiện như thế có nguy, vậy thì bây giờ bạn đã hiểu rõ, khi lâm chung một niệm sau cùng phiền não bị khống chế rồi vậy thì không sao hết, hiện tại cứ tạo nhiều nghiệp một chút cũng không sao. Đến khi lâm chung tôi sẽ giữ vững một niệm sau cùng. Về mặt lý luận thì không có vấn đề gì, nó là như vậy. Nhưng trên thực tế thì khó đấy. Bạn dám đảm bảo khi lâm chung đầu óc còn tỉnh táo không? Bạn có dám đảm bảo là hơi thở sau cùng của mình là niệm A Di Đà Phật không? Sau đó bạn có thực sự buông bỏ hết được không?
Tại sao nói người tạo những nghiệp thập ác mười niệm được thành tựu, đới nghiệp vãng sanh Tinh Độ. Người sanh vào phẩm hạ hạ ở cõi Tịnh Độ đều được tâm bất thoái phải không? Xin pháp sư khai thị. Khi lâm chung mười niệm đến một niệm thành tựu đới nghiệp Vãng sanh là căn cứ vào đâu để làm chỉ nam?
Lý này rất sâu, quả là có cảnh giới không thể nghĩ bàn, chúng ta nên tin sâu, không nghi ngờ, đến khi lâm chung được giống như Vua A Xà Thế trong kinh Quán Vô Lượng Thọ đã nói, là tạo tội ngữ nghịch thập ác, khi lâm chung nhờ mười niệm mà đều được vãng sanh. Vả lại phẩm vị được rất cao. Loại này là thuộc về sám hối vãng sanh, họ thành tâm sám hối, nhìn sức sám hối thì biết, hay sức sám hối rất lớn thì phẩm vị sẽ rất cao, cho nên không nhất thiết là hạ hạ phẩm vãng sanh. Giống như Đức Phật có nói khi Vua A Xà Thế vãng sanh phẩm vị của ông là Thượng phấm trung sanh. Qua đó, chúng ta có thể thấy nhất định không được coi thường người tạo ác nghiệp. Có lẽ là do thiện căn của ông thoát ra nên khi lâm chung một niệm thì được vãng sanh. Công phu của ông cao hơn cả một đời tu hành của chúng ta. Việc này quả thật không thể coi thường, vậy thì căn cứ này là dựa vào nguyện thứ 18 trong 48 lời đại nguyện, cho nên nguyện thứ 18 là không thể nghĩ bàn, nguyện thứ 18 là nòng cốt của 48 nguyện, thật không thể nghĩ bàn. Đây là sự gia trì của Đức Phật A Di Đà cho nên họ mới được thành tựu.
Có một ông lão 87 tuổi bị ung thư gan thời kỳ cuối. Trước kia ông chưa từng niệm Phật, khi lâm chung không có đau đớn, thần trí tỉnh táo, đại để là trước khi lâm chung 2 tiếng đồng hồ mới bắt đầu theo các liên hữu trợ niệm, niệm thánh hiệu A Di Đà Phật, niệm đến chữ Phật của câu A Di Đà Phật sau cùng mới tắt thở, thần thái an lành, có phải ông cụ ấy chắc chắn được vãng sanh thế giới Cực Lạc không? Nếu không được Vãng sanh Cực Lạc thì ông ấy có thể sanh vào đâu?
Điều lành này tốt, duyên số của ông ấy tốt. Một niệm sau cùng là niệm A Di Đà Phật. Nếu ông ấy có tâm cầu sanh thế giới Cực Lạc thì nhất định vãng sanh, không chút nghi ngờ nào. Còn nếu họ niệm Phật theo mọi người mà không có ý cầu sanh Cực Lạc thế giới thì ông ấy không được vãng sanh, không được vãng sanh nhưng công đức niệm Phật đây nhất định sẽ được phước báu nhân thiên. Chỉ coi nguyện vọng của ông ấy, nếu ông ta không có ý niệm vãng sanh nhưng thật sự có ý niệm Phật thì tuy là niệm A Di Đà Phật nhưng không muốn vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, hạng người này phần lớn là sanh Thiên. Còn nếu như còn nghĩ đến sự giàu sang của thế gian thì họ sẽ sanh vào cõi người. Nhất định sẽ không đọa vào ba đường ác. Cho nên cơ duyên này rất là khó gặp, đó là khi lâm chung gặp được duyên thù thắng.
Nếu như khi lâm chung được một niệm niệm Phật nhưng vẫn còn vọng tưởng thì có phải là không được vãng sanh không?
Không sai chút nào, mấu chốt là ở chỗ đó. Khi lâm chung nhất định không được có vọng tưởng. Nếu có vọng tưởng là sai rồi, nhất là khi lâm chung không được khởi tâm sân hận. Cho nên trong quyển “ Sức chung tân lương” “ Sức chung tu tri” có nói: Người giúp trợ niệm lâm chung có rất nhiều quy định, nhất định phải hiểu, nghĩa là lúc con người sắp chết, không được làm cho họ tức giận, lúc đó thần thức của họ rời khỏi thân xác, họ rất đau đớn, cho nên nếu bạn chạm vào người họ, họ sẽ cảm thấy rất đau và lúc đó sẽ tức giận lên và hễ tâm sân nổi lên họ sẽ đọa vào ba đường ác ngay. Cho nên đây là một việc rất đáng sợ, có rất nhiều người không hiểu điều đó. Lúc người thân sắp chết mà bạn gào khóc khó bỏ, khó xa thì coi như đi, sẽ khiến cho họ không thể vãng sanh được, họ sẽ sanh tâm lưu luyến người thân, đi không được, vậy là coi như phá hẳn công phu tu tập cả đời của họ.
Có được vãng sanh hay không là quyết định ở niệm sau cùng có phải là niệm Phật hay không? Làm thế nào để bảo đảm niệm sau cùng là niệm Phật?
Có được vãng sanh hay không? Nhất định là ở một niệm sau cùng có phải là niệm A Di Đà Phật không? Nếu niệm sau cùng là niệm A Di Đà Phật thì người đó nhất định sẽ được vảng sanh. Cho nên phàm là người vãng sanh, không một ai không phải là người đại thiện, đại phước. Có thiện phước mới được vãng sanh niệm sau cùng là niệm A Di Đà Phật, đại thiện, đại phước báu. Họ đến thế giới Cực Lạc làm Phật nhưng mà chúng ta phải làm thế nào để bảo đảm thấy mình niệm sau cùng là niệm Phật đây. Đó là mấu chốt quan trọng nhất của chúng ta hiện nay.
Chúng ta ở niệm phật đường niệm Phật đêm ngày không gián đoạn để làm gì? Để rèn luyện, rèn luyện để mong đến lúc lâm chung mình làm được. Nhưng mà có rất nhiều sự thật đã cho chúng ta biết lúc lâm chung bị bệnh, hôn mê, không biết gì hết, vậy phải làm sao? Đấy là thời điểm nguy hiểm.
Khi con người ta đang ở trong tình trạng này, trợ niệm không giúp ích được gì cả cho nên nhất định phải có phước báu, phước là những việc hàng ngày chúng ta phải tích chứa, tích đức, chứa công đó gọi là tụ phước.
Tích đức nghĩa là giữ cái tâm cho tốt niệm niệm điều gì lợi ích chúng sanh, lợi ích xã hội, chứa công, công chính là làm việc tốt, nói lời tốt.
Hiện nay chúng tôi đề xướng bốn cái tốt bạn phải nhận cho rõ, phải nỗ lực mà làm, vì chúng sanh chứ đừng vì bản thân. Có sức thì dốc toàn tâm, toàn lực để giúp người khác, để cầu cái gì? Không cầu cái gì cả, để mong đến khi lâm chung thần thức được rõ ràng, sáng suốt, không điên đảo, không lầm mê là đại phước báu đấy. Vì thần thức bạn rất rõ ràng, rất sáng suốt nên ở pháp giới này bạn có quyền chọn lựa nhưng nếu bạn điên đảo thì bạn không có khả năng chọn lựa, hễ không có khả năng chọn lựa thì nhất định bạn phải theo nghiệp mà lưu chuyển, vì nghiệp lực của bạn lôi kéo mà chuyển, bạn không thể làm chủ lấy mình được. Đó gọi là người không có phước báu.
Lúc còn sống hưởng tận vinh hoa phú quý, hưởng hết phước báu của mình rồi, đến khi lâm chung không còn phước báu nữa, cho nên chúng ta hiểu cái lý này rõ biết chân tướng của sự thật thì ngay trong đời này chúng ta phải học theo bậc Đại Thánh, Đại Thiện. Sống phải biết tiết kiệm, phải chất phác, phước báu mà chúng ta tích chứa đây để đến khi lâm chung có mà thọ hưởng.
Cái mà gọi là một hơi thở sau cùng là chỉ cho một sát na tắt thở đó hay là chỉ cho thấn thức ra khỏi xác thân rồi?
Là chỉ cho một sát na tắt thở, tuy đã tắt thở rồi, nhưng thần thức vẫn chưa rời khỏi xác, việc này nhất định phải hiểu,vậy thì trong kinh Đức Phật có dạy chúng ta tuyệt đại đa số con người ta sau khi tắt thở 8 giờ thì thần thức của họ mới rời khỏi xác cho nên trợ niệm lúc này là quan trọng nhất,được thọ dụng nhất nhưng muốn cho an toàn một chút, tốt nhất là khi chúng ta trợ niệm để lâu hơn từ 2 đến 4 giờ nữa, chúng ta niệm Phật cho họ từ 10 đến 12 giờ hay là 24 giờ là an toàn nhất.
Khi lâm chung niệm sau cùng là A Di Đà Phật thì liền được vãng sanh Tây Phương, ý là nói khi lâm chung hơi thở sau cùng hay là một niệm sau cùng khi thần thừc rời khỏi thân xác?
Một niệm sau cùng khi thần thức rời khỏi thân xác. Đây mới là sự thật và đương nhiên hơi thở sau cùng cũng nhất định phải là A Di Đà Phật. Đây là điều mà chúng ta có thể tin.
Bất luận là niệm Phật như thế nào nhưng vọng tưởng vẫn còn như vậy thì sau này, đến khi lâm chung có người trợ niệm nhắc đến danh hiệu Phật như vậy có được vãng sanh hay không?
Có được vãng sanh hay không ? Quyết định do sự tín tâm của mình, niệm Phật mà có vọng tưởng như xưa thì đây cũng là hiện tượng bình thường. Nếu niệm Phật mà không còn vọng tưởng thì bạn không phải là phàm phu mà là chư Phật, Bồ tát tái lai rồi. Hạng phàm phu nhất định không làm đươc, cho nên không phải sợ. Vọng niệm cứ việc khởi mình cứ thành thật niệm Phật thì không có ngại gì, chỉ cần quan tâm đến niệm Phật, không cần quan tâm đến vọng tưởng là tốt rồi, đừng có nghĩ đến vọng niệm, vọng niệm nhiều cũng không sao. Chỉ cần bạn đừng để ý đến nó thì tự nhiên vọng niệm sẽ giảm bớt và công phu sẽ dần dần mạnh lên.
Người bình thường công phu niệm Phật không mạnh chính là do không buông bỏ được vọng niệm, thường thì nghĩ vọng niệm của tôi nhiều như vậy, hễ càng nghĩ thì càng nhiều, càng để ý đến thì thấy càng nhiều, vì vậy làm sao bạn đoạn được vọng niệm. Căn bản đừng để ý đến nó thì vọng niệm sẽ ít đi và công phu từ từ sẽ mạnh lên. Điều này rất quan trọng. Chỉ cần thành thật niệm thì nhất định sẽ được oai thần bổn nguyện của Đức Phật gia trì.
Làm sao để ứng chiếu được vãng sanh ? Căn cứ vào các sách có liên quan đến việc trợ niệm thì sau khi tắt thở 12 giờ nếu sờ lên đỉnh đầu thấy nóng là sanh Tây Phương, xin Pháp sư giải thích cho.
Đỉnh đầu nóng nghĩa là gì? Là nói người này lúc ra đi thần thức của họ, thường thì chúng ta nói là linh hồn ra đi ở nơi nào sẽ sanh về nơi ấy; Từ đỉnh đầu ra thì rất là thù thắng. Vãng sanh là ra từ đỉnh đầu, sanh Thiên cũng là từ đỉnh đầu, phước báu của trời rất là lớn, họ đi từ đỉnh đầu, còn phần dưới là sáu đường, càng xuống thì càng thấp. Nếu từ lòng bàn chân đi ra thì đó là đọa vào địa ngục. Từ đầu gối là đường súc sanh. Đây là cách nói của những người bình thường nhưng tốt nhất là đừng nên chạm vào người họ. Tại sao vậy? Vì nếu như thần thức của họ chưa ra khỏi xác, nếu bạn chạm vào, họ sẽ đau đớn, họ sẽ nổi sân, họ sẽ khó chịu. Chúng ta nhìn thấy người vãng sanh này sau khi mình trợ niệm cho ho rồi, dung mạo, nhan sắc của họ thẩy đều thay đổi, dung mạo trông rất là hiền từ, sắc mặt trở nên hồng hào, cũng giống như ngủ, không giống như người bị bệnh, không có cái dáng bệnh, thấy đều là tướng tốt, nhất định là phước báu trời người trở lên. Chúng ta bắt đầu dịch từ đây thì tâm sẽ an. Ngay như có được Vãng sanh hay không còn phải xem công hạnh của họ hàng ngày, có hợp với tướng lành mà họ ra đi hay không? Việc này rất là rõ. Ngay khi việc sau khi hỏa táng rồi còn giữ lại xá lợi cũng không chắc chắn xác định rõ là họ có vãng sanh hay không? Bạn hãy hiểu điều này. Vậy thì đáng tin nhất là khi họ sắp tắt thở họ sẽ báo với người bên là Phật đến tiếp dẫn tôi rồi, đây chắc chắn là vãng sanh, bạn không cần chạm vào họ để làm gì. Nếu người có sức tu tốt hơn thì trước mấy ngày họ đã biết, ba ngày sau Đức Phật sẽ đến đón tôi, một tuần sau Phật sẽ đến tiếp dẫn tôi thì đó nhất định là vãng sanh.
Điều kiện vãng sanh cũng không có khác, là nhất tâm, nhất ý mong được vãng sanh Cực Lạc, mong được gần gũi Đức Phật. Những việc của thế gian đều buông bỏ, không để nó trong lòng. Người nào được như vật thì nhất định được vãng sanh. Vừa muốn được vãng sanh, vừa bỏ không được vậy thì không tin nổi, hãy xả cho sạch.
Mấy năm nay chúng tôi đã đề xướng việc thuần thiện, thuần tịnh trong cuộc sống. Thuần thiện mọi thứ còn tùy duyên, tuyệt không phan duyên. Nếu trong lòng mình nghĩ thế này thế nọ thì đó là phan duyên rồi. Tùy duyên thì mọi thứ đều tốt, còn phan duyên thì không tốt chút nào, cứ sống cho vui vẻ, không cần để ý cái gì trong lòng cả, để ở trong lòng chỉ có A Di Đà Phật chỉ có Tây Phương thế giới y chánh trang nghiêm. Đọc kinh thuộc lòng, thường quán tưởng tới cảnh giới Tây Phương Cực Lạc. Nếu như không thể quán tưởng mà chỉ niệm A Di Đà Phật, nghĩ đến Đức A Di Đà Phật là tốt. Trong lòng ngoài Đức Phật A Di Đà ra không còn có gì khác thì không có lý nào mà không vãng sanh đâu. Tu vậy là muôn người tu, muôn người vãng sanh.
Làm thế nào để biết người lâm chung chắc chắn vãng sanh?
Để chắc chắn nhất là tự thân người đó nói ra, A Di Đà Phật đến rồi, Tây Phương Nam Thánh đến rồi, đến đón tôi rồi, giờ tôi phải đi theo Ngài, tạm biệt mọi người nhé! như vậy là không có chút gì là giả. Đó mới thực sự là vãng sanh. Người này đã tiêu nghiệp chướng nên lúc ra đi thần thức rõ ràng, sáng suốt, không có chút gì là đau khổ cả.Vậy thì còn có một hạng người khi ra đị thần trí rất sáng suốt, tuy thn thể rất suy yếu, nói không ra lời nhưng được mọi người trợ niệm Phật cho họ, họ tươi cười ra vẻ vui thích, lúc ra đi miệng họ cũng mấp máy, người bình thường như chúng ta thì không biết, cứ cho rằng họ niệm Phật cng chúng ta, trên thực tế họ nói là họ thấy Phật rồi, Phật đến tiếp dẫn họ, họ theo Phật đi rồi, nhưng họ không nói ra được. Việc này bạn phải quán sát cho thật kỹ để có thể phán đoán, coi họ có phải thật sự vng sanh không? Nói tóm lại khi họ rất lạc quan, rất an lành tự tại, ngay tại khoảng sát na đó ra đi, còn nếu như lúc ra đi dáng vẻ buồn thiu rất đau khổ thì cũng rất khó nói đó. Thông thường mà nói là không thể được.
Bình thường niệm A Di Đà Phật đến lúc lm chung, nếu xuất hiện vị Phật khc đến tiếp dẫn, chúng ta có nên theo các Ngài không?
Nếu chúng ta niệm A Di Đà Phật nhất định là Phật A Di Đà đến tiếp dẫn, còn khi lm chung đức Phật Thích Ca Môm Ni đến tiếp dẫn, Phật dược sư đến tiếp dẫn là không đúng rồi. Vậy chúng ta nên biết nhất định không phải là thật.
Vậy nếu gặp phải tình trạng này chúng ta phải làm sao đây? Mặc kệ là được rồi, tốt nhất đừng để ý đến, cố ý mặc kệ nó thì trong chốc lát cái tin đó sẽ mất, nhất định phải đợi đức phật A Di Đà Phật, nếu Đức Phật A Di Đà. Phật đến mình có nhận biết được không? Nhận được, nhất định là nhận biết, cho nên khi lm chung, khi chúng ta tiễn vãng sanh, người vãng sanh sẽ nói A Di Đà Phật đến rồi, thật sự không có giả chút nào, cho nên trong lúc trợ niệm điều quan trọng nhất chính là chú ý đến vấn đề này, nhất định không để cho người vãng sanh có tạp niệm, có huyễn tưởng. Bất luận là họ thấy cảnh giới gì, nghe tiếng nói nào cũng thẩy đều mặc kệ . Nếu như họ nói là gặp ngài ĐịaTạng Vương Bồ Tát, gặp Phật Dược Sư mình cần nhắc nhở để họ đừng để ý, hết thảy cứ mặc kệ, niệm A Di Đà Phật, Đức Phật A Di Đà sẽ đến tiếp dẫn mình mới đi theo nếu không phải là Phật A Di Đà thì không được đi vì yêu ma quỷ quái sẽ biến thành chư Bồ Tát khác đến để dụ dỗ bạn. Thần Hộ Pháp không có can thiệp vào việc này, nếu bạn biến Phật A Di Đà hay Quán Thế Âm Bồ Tát để lừa họ thì thần hộ pháp mới can thiệp vào. Tại sao? Vì đâylà Bổn Tôn, bạn biến hiện ra nhiều người khác thì đó là giả chân, giả chân không phải là Bổn Tôn, Thần Hộ Pháp đây có thể tha thứ cho bạn, còn nếu quả thật bạn biến thành Bổn Tôn thì Thần Hộ Pháp sẽ can thiệp. Bạn sẽ không dám đi.
Có rất nhiều người niệm Phật, niệm cả một đời, nhưng sau cùng đến thời khắc quyết định thì họ lại bị mê, lại phạm sai lầm, thật là đáng tiếc! Những thứ này đều là ma cảnh, là ma chướng, đều là cảnh giới hư uyển, do nghiệp lực của mình biến hiện ra. Lúc này thấy được Đức Phật A Di Đà, thấy được Tây Phương Tam Thánh, thấy được thế giới Tây Phương Cực Lạc, y chánh trang nghiêm thì như vậy mới là tương ưng, là chánh niệm.
Đức Phật A Di Đà không có tướng cố định, vậy khi lâm chung Ngài xuất hiện là thật hay giả? Hay là do oan thân trái chủ hóa hiện, làm sao để phân biệt? Đặc biệt là khi lâm chung, không phải trong tình trạng sáng suốt thì phải làm sao đây?
Đây quả thực là vấn đề, nhưng mà bạn hãy nên yên tâm, thần tướng Đức Phật hiện ra khi lâm chung bạn nhất định phải nhận ra, nhất định bạn không được nhận lầm Ngài, vả lại người niệm Phật cho đến người học phật, khi lâm chung khi tướng Đức Phật hiện là Đức Bổn Tôn là đúng. Ngày nào chúng ta cũng niệm A Di Đà Phật, khi Đức Phật A Di Đà đến thì tướng đó nhất định là đúng. Nếu không yêu ma quỷ quái, oán thân trái chủ biến hiện ra tướng Phật A Di Đà đến gạt chúng ta, thì trong Phật Pháp cũng như trong thế gian pháp có quy củ, không thể nào biến ra Bổn Tôn. Nếu bạn biến thành Bổn Tôn thì Thần Hộ Pháp sẽ không tha cho bạn đâu, giống như nói bạn không thể giả mạo, khi lâm chung nhất tâm cầu Đức A Di Đà, mà cứ hiện ra là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì việc này thần hộ pháp không có can thiệp, Ngài không phải là bổn tôn, nếu như bạn đi theo Đức Phật Thích Ca thì chính là ban sai rồi, cho nên khi lâm chung, người niệm Phật chúng ta, nếu không phải là Đức Phật A Di Đà đến tiếp dẫn thì dù bất cứ là Chư Phật và Bồ Tát nào xuất hiện cũng đừng để ý đến thì không có gì.
Đức Phật tiếp dẫn người vãng sanh, trước hết là phóng hào quang, người vãng sanh nhờ ánh sáng Phật chiếu vào do công phu thành phiến nâng cao đến nhất tâm bất loạn, mà Đức Phật tướng hảo trang nghiêm không gì sánh bằng, thấy được Đức Phật A Di Đà thì lo gì mà không khai ngộ, nhưng tại sao có người thấy Đức Phật lại sợ hãi không dám đi? Tại sao thấy Đức A Di Đà lại không có được lợi ích?
Trong tình cảnh này, đại khái là có hai trạng thái: Một là tham luyến thế gian mà thường thì chúng ra gọi là tham sống, sợ chết. Nghe đến vãng sanh thế giới Cực Lạc nghĩ là mình sắp chết rồi như thế rất là nguy hiểm, cho nên khi lâm chung mà sinh lòng sợ hãi, tình trạng này rất phổ biến, vì vậy người niệm Phật điều quan trọng nhất đó là không sợ chết. Câu mà bạn nói đó là thật.
Năm xưa khi tôi mới xuất gia đã có gặp chuyện này. Tôi xuất gia ở chùa Lâm Tế ở Viên Sơn Đài Bắc. Chùa Lâm Tế có một hội niệm Phật, Phó Hội trưởng cư sĩ Lâm Đạo Việt thường dẫn dắt đại chúng cùng tu niệm Phật. Ông ấy rất thuộc nghi thức tu niệm nên được làm Duy Na, tới khi lâm chung cũng giống như tình trạng mà bạn hỏi đây, cũng lo lắng, sợ hãi, người khác trợ niệm cho ông, ông không chịu, không cho người khác trợ niệm cho mình, đuổi các bạn đạo trợ niệm đi, quả thật là xảy ra hiện tượng này. Bình thường ngày nào miệng cũng cầu Tịnh Độ nhưng đến khi lâm chung lại sanh ra sợ hãi. Có chuyện này xảy ra.
Đây là loại thứ nhất, là nghiệp chướng hiện tiền. Bỏ qua cơ hội Phật đến tiếp dẫn.
Loại thứ hai là tu học các pháp môn khác, Đức Phật A Di Đà mà họ nhìn thấy không phải là Đức Phật mà là ma quỷ hiện. Họ thấy Phật thì rất hiền từ, thấy ma thì rất là sợ hãi. Ma không có tâm từ bi cho nên thấy ma thì sợ hãi .
Sau khi vãng sanh có tướng điềm lành rất tốt, có thể đoán định vãng sanh không?
Chưa biết chắc, trong tướng điềm lành của họ chỉ có họ tự nói Phật A Di Đà đến rồi, tôi thấy Đức Phật A Di Đà đến tiếp dẫn tôi thì đó là thật, là vãng sanh thật sự. Còn nếu như ngay trong thời điểm trợ niệm họ chưa từng nói Đức phật A Di Đà đến, mình đã thấy Phật A Di Đà, thấy Đức Quan Âm Bồ Tát thì cũng rất là khó nói, nhưng nhất định không đọa vào ba đường ác. Có thể họ sanh vào cõi trời, người hưởng phước báu, còn những tướng điềm lành này phàm hễ có tướng tốt thì nhất định không đọa vào đường ác, tướng đọa vào đường ác là tướng xấu .
Trong lúc trợ niệm có người thấy người chết ngồi trong hoa sen vãng sanh, như vậy có thể chứng minh điều đó thực sự vãng sanh thế giới Cực Lạc không?
Có thể nói như vậy, nếu thấy Đức Phật đến tiếp dẫn, đương nhiên tốt nhất là khi người vãng sanh còn chưa tắt thở họ nói với những người ở bên cạnh, Phật đến tiếp dẫn tôi rồi, như vậy là chắc chắn vãng sanh 100% không sai chút nào cả. Nếu như họ không nói những lời này mà thấy những tướng điềm lành thì cũng có thể là vãng sanh, họ muốn nói với bạn họ đã tắt thở, muốn nói với bạn là Đức Phật A Di Đà đến tiếp dẫn họ, họ đã tắt thở rồi hoặc là họ không có thể lực, có tình trạng này sẩy ra.
Có một bạn đạo sức khỏe kém, nhiều bệnh, sau khi gặp được Phật Pháp rất thích nghe trì kinh, niệm Phật, cầu sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc.Vì bệnh nặng phải nằm viện. Trước khi lâm chung họ kiên quyết đòi về nhà niệm Phật cầu sanh Cực Lạc, không muốn chữa trị nữa, nhất tâm niệm Phật, đồng thời có mấy bạn đồng tu đến trợ niệm, còn bản thận họ niệm mãi đến khi hôn mê, trợ niệm mãi liên tục, hôn mê tám tiếng đồng hồ mới mạng chung. 12 giờ sau, lau mình, thay đồ, thân thể mềm mại. Sau khi qua đời 24 giờ, đưa đến nhà tưởng niệm Thái Bình tiếp tục trợ niệm suốt ba ngày ba đêm mới hỏa táng. Qua ngày hôm sau, lúc 2 giờ sáng, người nhà đột nhiên tỉnh dậy, phát hiện có ánh sáng hồng trôi nổi khắp trong ngoài nhà khoảng 20 giây mới đi mất. Ánh sáng hồng xuất hiện đây mình có thể cho đó là nhờ ơn Phật đến tiếp dẫn họ vãng sanh Cực Lạc không?
Tướng điềm lành này là nói họ niệm Phật có tín tâm kiên định, nhất định họ sẽ được vãng sanh Tịnh Độ. Đây là điều mà các nhà kinh luận tịnh độ 48 lời nguyện trong kinh Vô Lượng Thọ có dạy chúng ta: con người có được vãng sanh hay không là do ở một niệm sau cùng, một niệm sau cùng này là cầu sanh Tịnh Độ thì nhất định sẽ được vãng sanh .Cho nên khi lâm chung viêc trợ niệm rất là quan trọng. Giúp đỡ họ, cảnh tỉnh họ, đừng để họ hôn mê. Đừng để họ thay đổi ý niệm, được vậy thì công đức vô lượng vô biên, tiễn một người vãng sanh là giúp một người làm Phật, công đức đó rất lớn lao, cho nên tướng điềm lành của họ là rất tốt, toàn thân mềm mại, cái đó chứng minh sự ra đi của họ rất là an lành, không có đau đớn, không có sợ hãi. Con người ta khi lâm chung rất sợ hãi, tham sống sợ chết, nên thân thể của họ cứng ngắc, còn nếu họ ra đi rất tự tại không có chút sợ hãi nào thì thân thể của họ rất mềm mại, lúc này chúng ta có thể phán đoán ra.
Cách đây khoảng một tháng có hai bạn tu , trước khi tắt thở đã thấy Đức Phật A Di Dà, Quan Thế Âm Bồ Tát và đồng thời nói mình đã tu thành công , tâm không điên đảo, ý không tham luyến nhưng có hiện bệnh khổ. Sau khi tắt thở trợ niệm 12 giờ sắc mặt an lành, thân thể mền mại, đỉnh đầu ấm, xin hỏi người đó có chắc chắn vãng sanh không?
Nếu như thực sự có tướng điềm lành này thì có thể xác định , xác định ở ngay nơi họ, họ đã rõ khi lâm chung họ đã thấy Phật, họ đi theo Phật, điều này đã xác định họ vãng sanh. Còn nếu như họ không có nói mình thấy Phật, thấy Bồ Tát, thì dù có hiện tướng điềm lành, thân mềm mại cho đến đầu nóng đi nữa không nhất định là vãng sanh vì sanh Thiên cũng có hiện tượng này. Có thể nói là sau khi đi rồi, toàn thân mềm mại, lúc họ ra đi không có sợ hãi rất là an lành thì nhất định không bị đọa vào ba đường ác. Cái này có thể khẳng định.
Xin hỏi cách thức niệm Phật dưới đây có được vãng sanh Tịnh Độ không? Niệm Phật trong trạng thái hôn trầm nhưng tâm gửi nới Phật trong lòng có thể niệm thầm danh hiệu Phật theo tiếng máy niệm Phật phát ra rõ ràng?
Bạn hỏi câu này là có vấn đề rồi đó. Tại sao vậy? Vì nếu niệm trong trạng thái hôn trầm thì tâm bạn bị mê rồi, làm sao mà bạn có thể gửi tâm vào Đức Phật được. Làm sao mà bạn có thể niệm Phật theo máy được. Nếu niệm Phật theo được, trong lòng còn có Phật thì bạn không bị hôn trầm. Trong lòng của bạn rất là rõ ràng, rất là sáng suốt như vậy mới có thể vãng sanh, chỉ có thể nói được thân thể của bạn hơi thở của bạn tuy rất yếu ớt, rất suy yếu, nhưng đầu óc rất sáng suốt. Nếu là mê mờ giống như lâm chung mà người nhà của bạn, bạn cũng không nhận biết thì là hôn trầm. Trong lòng vẫn có phiền não hiện hữu thì dù có người trợ niệm, bạn cũng không nghe thấy đó mới gọi là hôn trầm, cho nên bị hôn trầm không thể vãng sanh.
Xá lợi là gì? Khi người ta chết thiêu ra xá lợi có phải chứng minh người đó có vãng sanh Cực Lạc không? làm sao để nhận biết vãng sanh hay không ?
Xá lợi là tiếng Phạn, Trung Quốc dịch là kiên cố tử đây là một loại cảm ứng, phần nhiều nó có liên quan đến công phu thiền định, ở người niệm Phật thì nó có liên quan đến Tịnh tâm, tâm càng thanh tịnh thì sức định càng sâu và xá lợi đây kết lại càng tốt, càng nhiều, nó không có dính dáng gì đến việc vãng sanh.
Việc thiêu ra có xá lợi không thể chứng minh. Đáng tin cậy nhất của việc vãng sanh đó là lúc vãng sanh tự thân họ nói: Đức Phật A Di Đà đến tiếp dẫn tôi rồi, như vậy mới thực sự là vãng sanh. Những gì mà người khác nhìn thấy là không đáng tin. Nhất định phải là chính bản thân họ nói ra là họ đã thấy Phật A Di Đà, thấy Tây Phương Tam Thánh đến tiếp dẫn, như vậy mới đáng tin cậy. Còn phải xem lại việc nghĩa mà họ đã làm cả đời, rồi sức tu thường ngày của họ. Nếu thấy hợp với điều này là được vãng sanh. Xá lợi do sức nhục thân để lại đây thực sự mà nói, thời mạt pháp cũng có nhiều chuyện kỳ lạ, chuyện lạ kỳ nào cũng có thể bắt chước, giả mạo được. Xá lợi cũng có thể bắt chước giả mạo được, ngay cả nhục thân cũng giả mạo được, đó là giả chứ không phải thật, bạn thấy xá lợi giả rất đẹp nhưng bạn lấy tay dùng sức đè một cái là vỡ rồi, xá lợi đó là giả. Xá lợi thật bạn có dùng búa đập cũng không bể đó mới là thật. Cho nên hiện nay chúng ta thấy có rất nhiều xá lợi nhưng có kiểm nghiệm lại không, phải kiểm nghiệm ra thì giả quá nhiều, thật thì rất ít. Tại sao lại có hiện tượng như vậy ? Vì ma đến quấy rối, có phải các bạn thích thứ này sao? Ma thừa dịp này để biến ra nhiều thứ như vậy để bạn xem, đến để mê hoặc bạn, cho nên vấn đề này chúng ta phải nhìn nhận nó bằng lý trí, đừng làm việc theo lối tình cảm. Thực sự mà nói xá lợi dù có hay không cũng không thành vấn đề. Có rất nhiều người tu không chịu để lại xá lợi, cũng có người để lại nhục thân để người ta làm kỷ niệm, chỉ gây phiền phức, nhiều chuyện đây.
Sau khi tắt thở, người chết được đưa vào nhà tưởng niệm ướp xác, sau đó được đoàn trợ niệm , trợ niệm một ngày một đêm, sau khi hỏa táng có hơn 60 viên xá lợi. Tại sao có người vãng sanh xưa nay chưa từng biết đến Phật Pháp mà cũng có sự thù thắng như vậy ?
Vấn đề này có hai tình trạng một là thật, đó chính là tuy họ cả đời chưa biết đến Phật Pháp nhưng trong quá khứ họ có tu Tịnh Độ nền tảng rất sâu dầy, giống như Kim Thường Nhật, người Hàn Quốc mà chúng tôi đã nói ở trước. Trong đời quá khứ có nền tảng tu học rất sâu dầy, cho nên ngay trong đời này họ có được sự lợi ích, nhưng chưa trọc sâu nay gặp được duyên này có thể là cả đời họ chưa từng biết đến Phật Pháp, chưa biết đến niệm Phật, nhưng khi lâm chung người nhà của họ mời được những vị trợ niệm, trợ niệm cho họ và đây là duyên chín mùi. Về việc này rất có khả năng, trường hợp còn lại là giả, xá lợi đó không phải là thật mà là giả, thứ giả mình có thể tự biết. Bạn hãy cầm xá lợi đó lên xem thử, nếu đặt trên bàn tay bóp một cái mà đã bễ rồi thì đó là giả, không phải là thật. Nếu là thật thì có dùng búa sắt đập cũng không bể. Bạn biết chuyện Pháp sư Đàm Hư của chúng ta vãng sanh ở Hồng Kông không? Lúc đó người ngoại quốc nhìn thấy lấy làm lạ, đã lấy xá lợi của Ngài để kiểm nghiệm, họ dùng búa nện vào quả nhiên không bị bể, đập xong thì búa lõm vào còn xá lợi thì cứng chắc, lúc đó người ngoại quốc mới tin, mới bội phục. Cho nên xá lợi này thật hay là giả, nếu giả thì không cần dùng búa, chỉ cần dùng sức bóp mạnh là đã bể rồi.
Sau khi người ta chết, 2 đến 3 giờ thì toàn thân sẽ cứng ngắc, nhưng người niệm Phật sau khi chết nhiều ngày tại sao vẫn có thể giữ cho cơ thể mềm mại?
Con người chết rồi, thông thường là khi vừa tắt thở thì khoảng 2 đến 3 giờ là người đã cứng ngắc. Nhưng còn người niệm Phật, người thực sự có tu dưỡng thì sau khi họ chết đi thậm chí là bảy ngày, hai thất 14 ngày, thân thể của họ vẫn còn mềm mại, tại sao lại như vậy? Thực ra điều này cũng dễ hiểu. Con ngừơi khi lâm chung sẽ có sự sợ hãi mà chúng ta thường gọi tham sống, sợ chết , sự sợ hãi, khiếp sợ này khiến cho cả người cứng ngắc, cái lý chính là vậy, cho nên phàm vị nào sau khi chết rồi, toàn thân mềm mại thì sự ra đi đó rất là an lành, rất tự tại, không có khiếp sợ chút nào, hay nói cánh khác, người nào không có sự khiếp sợ sẽ không bị đọa vào ba đường ác. Cho nên khi lâm chung hễ hoảng loạn, hễ kinh sợ thì phiền lắm rồi đó và lúc này đây thật sự là thời điểm quyết định bạn sẽ đi vào đường nào trong sáu đường. Vì vậy quả thực có tình trạng như vậy, chúng tôi cũng đã có gặp qua, người chết sau mấy giờ quả thật thân thể đã cứng ngắc, người này thường gương mặt rất khổ, rất đau khổ, rất khó coi, nếu cái duyên của họ thù thắng, gặp được mấy vị bạn đạo tốt được mọi người niệm Phật cho, chúng ta thường gọi là được trợ niệm, niệm 7 đến 8 giờ, niệm đến mười mấy giờ, đến khi xem lại người họ mềm ra, gương mặt cũng rất đẹp. Hiệu quả này rất thù thắng, những chuyện này không ít bạn đạo đã có đi đám ma trợ niệm cho họ và cũng đã đích thân thấy rồi đó. Quả thật có tác dụng.
Người chết lúc còn sanh tiền chưa chắc hẳn là người niệm Phật. Sau khi chết rồi mình mới trợ niệm giúp họ và sau khi trợ niệm rồi, cơ thể họ rất mềm mại, vậy làm sao để phán đoán là họ vãng sanh Tây phương hay là sanh Thiên?
Người lúc còn sống không niệm Phật nhưng đến khi lâm chung mình khuyên họ niệm Phật, họ chịu niệm, họ có tướng điềm lành rất tốt, có thể là được vãng sanh rồi, và nếu như người này sống biết niệm Phật và đến khi lâm chung cũng không chịu niệm Phật thì mình không tin họ được vãng sanh Tây Phương, nhưng sau khi chết rồi, bạn niệm Phật cho họ, niệm mấy tiếng đồng hồ, cơ thể họ mềm mại ra đó là tiêu trừ nghiệp chướng cho họ. Chắc chắn không đoạ đường ác. Điều này là khẳng định họ có được vãng sanh hay không, chúng ta không dám nói trước nhưng nhất định không bị đoạ vào đường ác.
Một người xưa nay chưa từng biết đến Phật Pháp, không tin Phật, thậm chí là phản đối Phật pháp nữa nhưng tại sao sau khi trợ niệm rồi, sắc mặt lại trở nên đẹp, thân thể mềm mại?
Khi trong cơn trọng bệnh, tuy là miệng họ không thể nói chuyện được nhưng họ nghe được tiếng niệm Phật, nhờ Phật lực gia trì nên đã chuyển hoá toàn bộ cơ thể của họ mà cơ thể là vật chất, vật chất thì chúng ta được biết, vật chất có linh tri nên chuyển hoá những vật chất này, biến mỗi tế bào của họ kết tinh đẹp lại, cũng giống như nước vậy, cho nên gương mặt của họ vốn rất khó coi nhưng sau khi niệm Phật 2 đến 3 tiếng đồng hồ thì sắc mặt họ đẹp lại, mặt mũi như còn sống, tuy đã tắt thở rồi mà cơ thể vẫn còn mềm mại, cái lý là ở chỗ này. Trong đây không có chút gì là mê tín. Cái nhục thể của bạn nó là vật chất, mà đối với vật chất, mỗi tế bào mỗi phân tử, mỗi một nguyên tử, điện tử, lạp tử đều có linh tri. Cũng giống như nước và cơm mà nhà khoa học Nhật Bản đã nói đến, chúng biết nghe, chúng biết nhìn, chúng có thể cảm nhận được ý con người, cho nên việc chúng ta niệm Phật là việc chiêu cảm rất có thiện ý. Họ có đáp lại, họ đáp lại bằng kết tinh rất đẹp, rất tốt, điều này có lý, cái lý này ngày nay đã được các nhà khoa học chứng minh khiến cho niềm tin của chúng ta cũng trọn vẹn hơn, không có chút xíu gì nghi ngờ cả, do đó có thể biết việc trợ niệm lúc lâm chung rất quan trọng! rất quan trọng! Bạn tụng kinh cho họ, họ thấy sự thực nghiệm của bạn. Các vị lạt ma Tây Tạng tụng kinh đem cho nước nghe khoảng 2 đến 3 giờ sau, ngừơi ta coi lại thì thấy sự kết tinh của nước rất đẹp. Đây là sự cảm ứng của việc tụng kinh.
Đệ tử đã từng trợ niệm cho súc sanh như bọ cạp, chim non, sau khi trợ niệm khoảng một thời gian, đệ tử phát hiện thấy thân thể, tứ chi của chúng mềm mại như bông. Đây có phải là tướng điềm lành vãng sanh không?
Có được vãng sanh hay không, chúng ta cũng không biết chắc được nhưng chúng ta có thể khẳng định tướng điềm lành này là chỉ cho chúng ta thấy được chúng thoát khỏi kiếp súc sanh. Việc này thì có thể khẳng định.
Ngay cả động vật mà còn như vậy, sau khi chết rồi mà cơ thể vẫn còn mềm mại, đây là tướng điềm lành, là tướng tốt.
Có người trước khi chết mấy ngày mới tiếp xúc với Phật Pháp mà đã được vãng sanh, nguyên nhân vì sao?
Năm xưa lúc tôi còn ở Mỹ trong các buổi thuyết pháp của tôi có nói qua. Ở bên Oasinhton có ông Chu Quảng Đại, tôi không gọi ông ấy là cư sỹ mà gọi là ngài, ông là người rất lương thiện, mở tiệm bánh mì bên đó, cả đời không theo tôn giáo, tín ngưỡng nào, ông bị bệnh ung thư. Lúc ông bị bệnh nặng, bệnh viện đã chào thua, người nhà chở ông ấy về trong tình trạng rất nguy kịch, lúc này người nhà mới đi cầu khẩn xin Phật, lễ bái khắp nơi, tìm xem có cách nào cứu chữa không. Họ liền tìm đến Tịnh Tông Học Hội ở Oasinhton, trong Tịnh Tông Học Hội này có một bạn đạo rất nhiệt tâm đã đến thăm ông ấy. Lúc đến thăm, người này có nói chỉ bảo ông rằng ông đừng nên tham luyến cái thân này và nói về thế giới Tây Phương Cực Lạc rất là đẹp và bảo ông ấy nhất tâm niệm Phật. Quả thật ông ấy có duyên nên liền tiếp nhận ngay, không có hoài nghi và còn bảo người nhà đừng tìm bác sỹ nữa, không cần uống thuốc nữa và bảo mọi người hãy niệm Phật giúp ông bạn đạo trong Tịnh Tông Học Hội cũng được mấy người đến niệm Phật giúp ông, ông niệm rất giỏi và nói rằng lúc niệm ông không thấy đau đớn gì cả ba ngày sau ông vãng sanh.
Không có học Phật, không quy y, cũng không thọ giới nhưng hễ ông ấy phát tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ là đã quy y rồi, thực sự là ông đã quy y với Đức Phật A Di Đà rồi. Một thí dụ rất hay, chỉ ba ngày trước khi lâm chung, ba ngày được nghe Phật pháp, ba ngày ba đêm niệm Phật không gián đoạn thật hợp với những điều trong kinh Vô Lượng Thọ nói: phát bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm, một phương hướng, một mục tiêu, chỉ chuyên niệm. Gia đình thân quyến, còn thêm một vài bạn phật tử, bạn đạo không có nhiều, chỉ có mười mấy người vậy mà thành công. Tin tức này truyền đến chỗ tôi, khiến cho tôi vui mừng vô hạn vì những điều trong kinh A Di Đà nói là sự thật. Vậy thì tại sao khi tiếp xúc trong thời gian ngắn mà ông ấy được thành công? Chúng ta biết khi ông vừa nghe đến vội tiếp nhận mà không có nghi ngờ, lập tức làm theo, là vì trong quá khứ ông đã tu pháp môn này nhưng tu chưa thành công, nên đời nay khi lâm chung được nghe lại khiến cho thiện căn của đời trước trỗi dậy dũng mãnh, tinh tấn, vạn duyên buông bỏ, không lưu luyến chút gì cả, cho nên ông ấy được thành tựu một cách thuận lợi.
Càng hiếm có hơn, có người cả đời không tin Phật, chết rồi cũng không tin Phật, đến khi chết rồi thân trung ấm được nghe Phật pháp khiến cho họ hiểu rằng nghe theo những người trợ niệm đây. Họ không phải là thân người mà là thân trung ấm nghe theo trợ niệm cũng được vãng sanh.
Đầu óc không sáng suốt, hoặc khi lâm chung bất tỉnh nhân sự, có được vãng sanh không?
Bạn thấy xã hội hiện nay, bạn thấy những người ra đi có mấy ai mà được đầu óc tỉnh táo, bản thân chúng tôi tận mắt chứng kiến, tận tai nghe qua có rất nhiều người lâm chung, dường như hơn phân nửa là mắc chứng đờ đẫn thì coi như xong rồi, nhất định sẽ theo duyên mà lưu chuyển. Nhất định không được để cho đờ đẫn. Tại sao lại bị đờ đẫn? Theo báo cáo của y học thì có rất nhiều nhân tố, họ nói cũng rất có lý mà trong Phật giáo thì nói nhân tố thực sự đó là tạo nghiệp ác quá nhiều. Ác nghiệp quá nhiều thì trong lòng sẽ không được bình thường. Ngày nay người ta cho nó là chứng u khuất, có người nói u sầu, họ có bận tâm, trong lòng bất an, họ có lo sợ; những thứ này tạo thành nhân tố thực sự khiến con người bị đờ đẫn, vậy thì trong Phật Pháp nói là duyên nhưng yếu tố thật sự đó là tạo nghiệp ác, bạn có biết vì sao không thể vãng sanh. Khi người ta còn chưa tắt thở thì đã bị bất tỉnh rồi thậm chí ngay cả người nhà, quyến thuộc cũng không nhận ra, con cháu của mình ở ngay trước mặt mà hỏi ngươi là ai vậy? nếu nói con là con của cha, họ vẫn còn nghi ngờ, không nhận biết. Có trợ niệm đi nữa thì cũng không có tác dụng gì, bạn thử nghĩ xem thật đáng sợ biết bao nhiêu: Nhìn thấy người khác bị như vậy thì phải nghĩ đến mình, mình sẽ già, sẽ chết, vậy đến khi mình chết mình có giống như họ không?
Hiện nay có rất nhiều người bị chứng lẫn hoặc là bị đời sống thực vật. Xin hỏi khi lâm chung mình trợ niệm cho họ, họ có vãng sanh không?
Trường hợp này không thể vãng sanh. Các vị phải hiểu là trong kinh đức Phật nói tám nạn, tám nạn thì không được vãng sanh, chết ngang thì không được vãng sanh, điều này quý vị phải biết, nhất định phải hiểu cho rõ, người vãng sanh điều kiện quan trọng nhất là khi lâm chung thần trí sáng suốt, còn trong trường hợp này điều kiện thứ nhất thần trí không sáng suốt, theo nghiệp luân chuyển. Nếu như người thần trí không sang suốt mà có thể vãng sanh thì chúng ta không cần phải niệm Phật rồi. Đức Phật A Di Đa đại từ đại bi sẽ tiếp rước hết cả chúng ta rồi. Cho nên về điểm này rất là quan trọng! rất là quan trọng! Vậy thì những người mắc chứng bệnh này, loại bệnh này là bệnh nghiệp chướng rất là phiền phức, cách thức cứu giúp duy nhất là lúc họ còn bị bệnh nhẹ, còn đã bệnh năng thì đã hết cách. Lúc họ bị bệnh nhẹ khuyên họ nên thật tâm sám hối, đoạn ác, tu thiện, chịu quay đầu lại nhưng lúc họ bị bệnh nặng họ đã bị đờ đẫn rồi, bạn có khuyên cũng không có tác dụng gì.
Người khác muốn tu công đức cho họ, rất là khó khăn, trừ khi là bạn giống như Bà La Môn Nữ, Quang Mục Nữ cứu mẹ vậy. Bạn có thể cứu họ, tự thân bạn tu hành phải chứng quả, nếu bạn tu không chứng quả thì bạn không thể cứu họ. Tại sao tu chứng quả mới có thể cứu họ vì bạn tu cho họ, bạn đã thật sự vì họ mà tu hành, vì vậy sự chứng quả của bạn là để giúp họ, nếu như họ không bị bệnh, không bị đọa lạc thì bạn cũng không tu hành được, bạn sẽ không làm đâu, bạn vì muốn cứu họ nên bạn đã quyết tâm, cố gắng, rồi thực sự nỗ lực tu hành, bản thân của chúng ta không có sức tu này, tu mấy tiếng kinh, niệm mấy tiếng niệm Phật không có tác dụng gì, chỉ tạo an ủi mình mà thôi, đối với họ không có hiệu quả gì cả.
Có một vị lão cư sĩ, cầu vãng sanh, không ăn đã 21 ngày, được mười mấy người trợ niệm thấy có hoa sen lớn, có rễ mọc xuống đất nên hoa sen không thể bay lên, lão cư sĩ tuy chưa vãng sanh, nhưng trước kia thân thể không tốt, còn bây giờ khỏe mạnh lạ thường, xin hỏi có phải là đổi thân không? cái ý trong đó là ở chổ nào?
Theo chúng tôi nghĩ sức niệm Phật của ông ấy nhất định rất tốt nên mới có cảm ứng tốt như vậy, còn tại sao không được vãng sanh ư? Nhất định còn cái gì đó chưa bỏ được, chưa có thể bỏ hết cái duyên trên thế gian này, họ còn có căn số, nhưng có được sức tu như vậy chúng tôi khẳng định, tuy ông ấy không được vãng sanh nhưng đời sau không bị đọa ác đạo, vì trên đất mọc hoa sen là sẽ không bị đọa đường ác. Còn không rời khỏi mặt đất được nghĩa là không rời khỏi sáu đường. Chúng ta phải hiểu điều này, mình khuyên họ hãy buông bỏ, buông bỏ được, còn một chút xíu nắm níu thì cũng không được vãng sanh, mang nghiệp nghĩa là mang các nghiệp đã tạo trong đời trước, chứ không phải mang cái nghiệp hiện tại, cái nghiệp hiện tại sẽ tạo thành chướng ngại: Chúng ta phải hiểu các lý này. Hãy buông bỏ hết những nghiệp hiện tại, chủng tử của A lại da thức trong đời quá khứ đó là nghiệp chướng. Chúng ta phải hiểu điều này. Trong kinh Phật có nói nhiều, trong A lại da thức, tuy là có nghiệp gánh nhưng không có khuyên mình buông bỏ hết tất cả, thì coi như đoạn duyên, khi đã đoạn nguyên rồi thì các nghiệp đó sẽ không gây trở ngại nên có thể vãng sanh, cho nên nói mang nghiệp cũ chứ không mang nghiệp mới. Nhất định ông lão đó còn có gì chưa buông bỏ được do đó mới có hiện tượng này.
Bạn hãy xem kỹ thí nghiệm nước của tiến sĩ Giang Bổn Thắng thì bạn sẽ biết, bạn sẽ hiểu thôi cho nên mỗi người chúng ta đều có thể đổi cơ thể. Vấn đề ở chỗ là bạn có chịu đổi hay không? Đổi bằng cách nào? Đổi bằng điểm thiên, bằng tâm yêu thương, phải thật sự làm được bằng danh từ bác ái, mỗi một tế bào trong cơ thể của bạn đều được cải thiện, đều được thay đổi, cho nên ngạn ngữ Trung quốc có hai câu nói rất có đạo lý, rất là phù hợp với thí nghiệm của tiến sĩ Giang Bổn Thắng và những điều Đức Phật dạy trong kinh. Người gặp được việc hỷ lòng thơi thới, Có được tâm yêu thương thì vui rồi, học mà tự ôn luyện cũng không phải là niềm vui hay sao? Đây là sự khỏe mạnh trường thọ, vừa thay đổi thể chất của bạn mà cũng thay đổi dung mạo của bạn. Tướng chuyển từ tâm mà. Lo buồn khiến người già, nếu như bạn có nhiều phiền não, có nhiều vọng niệm rất dễ già yếu. Tế bào của toàn thân bạn kết tinh không tốt, bạn hiểu được điều này bạn mới hiểu cái lý của nó nằm ở chỗ nào, bạn mới hiểu được nó.
Lúc trợ niệm không xuất hiện tướng điềm lành, không biết có phải Đức phật không nhiếp thọ hương linh này không?
Đức phật có nhiếp thọ hay không nhiếp thọ, nếu nói Đức Phật còn nhiếp thọ hay không nhiếp thọ thì Đức Phật còn là phàm phu. Tại sao vậy? vì Ngài còn phân biệt, còn chấp trước như vậy là không thông. Chúng sanh và chư Phật chỉ nói là cảm ứng, chúng sanh có cảm chư Phật có ứng, nói nhiếp thọ cũng nói là cảm ứng. Phật hiện hình dáng gì đến tiếp dẫn chúng sanh, hoàn toàn do tự nguyện lực, nguyện lực của chúng sanh mà thành tựu, chứ không phải ngoài tâm có Đức Phật đến tiếp dẫn. Nghĩ vậy là sai rồi. Cho nên Đức Phật A Di Đà đến là tự tánh A Di Đà, Quán Thế Âm đến là tự tánh Quán Âm. Sự vãng sanh của bạn là duy tâm Tịnh Độ, đây mới là chính xác, ngoài chân tánh ra mà có một Tịnh Độ là sai lầm, không có cái chuyện này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét