Ý NGHĨA ẤM THÂN VÀ CÁCH THỨC CỨU ĐỘ
1- Trung Ấm Thân là gì? Tại sao phải làm tuần thất?
Ở trong kinh Đức Phật phó chức cho chúng ta là khi có người thân quyến thuộc qua đời, trong 49 ngày rất quan trọng. bởi vì khi họ tiếp xúc với một môi trường mới, môi trường mới này đối với họ rất bỡ ngỡ, họ bị chướng nạn rất nhiều. Đức Phật dạy chúng ta cứ mỗi tuần thất hãy tụng kinh cho họ, niệm Phật hồi hướng bồi phước cho họ. Tại sao vậy? Vì sao khi người ta qua đời đại đa số đều có Thân Trung Ấm. Thân Trung Ấm có nghĩa là khi bỏ thân xác này rồi thần thức chưa đi đầu thai, trong khoảng thời gian đó gọi là Trung Ấm, Phật Pháp gọi là Trung Ấm. Tục ngữ Trung Quốc gọi là linh hồn. Linh hồn đó không tan, mỗi một tuần thất linh hồn của người đó diễn lại trạng thái tử vong một lần, việc này rất đau khổ nhất là tự sát. Cứ cách một tuần là họ đi tự sát một lần, nhảy sông tự vẫn thì cứ cách một tuần họ đi nhảy sông một lần, khổ lắm. Cho nên lúc này đây tụng kinh niệm Phật hồi hướng cho họ, giúp họ giảm bớt tiêu nghiệp, giảm bớt sự đau khổ cho họ, cách làm có hiệu quả.
2- Việc làm tuần thất là dẫn từ bộ kinh nào? Tại sao trong 49 ngày phải trồng tạo việc thiện?
Nếu như có thể được thì sau khi người chết rồi. trong 49 ngày trồng tạo các việc thiện có thể khiến cho chúng sanh lìa hẳn được ác, được sanh trời, người thọ lạc thắng diệu và hiện tại quyến thuộc cũng được lợi ích vô biên. Vậy sau khi có người chết rồi làm tuần thất theo phong tục tập quán hiện nay, nguồn gốc làm tuần thất là bắt nguồn từ đây.
Tại sao phải làm tuần thất? Phải làm tuần thất như thế nào mới có lợi cho người chết? Chúng ta có rất nhiều người sai, khi chết rồi không phải đi đầu thai ngay. Mà còn có khoảng thời gian, khoảng thời gian này gọi là Trung Ấm, cái thân ở cõi người ta đã mất rồi, ngay trong khoảng thời gian chưa đi đầu thai này trong kinh Đức Phật đại đa số nói con người 49 ngày: bảy lần bảy đại đa số đều đi chuyển kiếp, xem hạnh nghiệp của họ rơi vào đường nào, họ đi thọ báo ở đường đó. Vậy thì ngay trong khoảng thời gian này mỗi một tuần thất họ đều biến dịch sanh tử, sự sanh tử này đối với họ khá đau khổ, cho nên những Phật sự này cho họ để giảm bớt đau khổ cho họ tăng thêm phước lực. Vì vậy bảo bạn trong 49 này này cố tạo việc thiện, nếu như trong 49 ngày này ngày nào bạn cũng tu phước cho họ thì phước báu họ sẽ lớn lắm. Còn người ngày nay bảy ngày mới tu phước một lần nhưng so ra vẫn tốt hơn không có. Thật sự mà nói trong 49 ngày này ngày nào cũng phải tu phước thì mới thật sự có ích, cái duyên này thù thắng hiện tiền, gia đình quyến thuộc phải hiểu rõ cái lý này, làm như vậy cả hai đều được lợi ích. Vậy tu phước tại các nghiệp thiện, trong đây bao gồm rất nhiều, lấy việc tụng kinh niệm Phật hồi hướng làm đầu, nếu như họ có năng lực của người chết để lại, bố thí khắp thì phước báu càng lớn hơn.
3- Thân Trung Ấm tuần thất được bắt đầu tính từ lúc nào?
Theo Phật Giáo Trung Quốc thì cho rằng cái ngày người chết tắt thở bắt đầu từ đó tính tuần thất.
4- Thân Trung Ấm có lớn không? Nhất định phải có Thân Trung Ấm không? Khi nào thì họ sẽ đi đầu thai?
Chúng sanh sai khác với Chư Phật Bồ Tát là ở chỗ nào? Chư Phật Bồ Tát biết chúng sanh từ đâu đến và chết đi về đâu, còn phàm phu thì không biết, sanh tử từ đâu đến và chết đi về đâu cho nên rất là sợ cái chết. Chư Phật Bồ Tát thì biết thì biết rất rõ, ở nơi này người chết rồi đâu phải chết, là bỏ xa cái thân xác này thôi. Thân không phải ta, thân chỉ như bộ quần áo mặc, khi cũ rách thì thay bộ mới, không có chết. Cách gì hiểu được 6 đường luân hồi? cái thân xác bỏ đi rồi, thông thường mà nói sau 49 ngày bạn được một cái thân thể mới, tuyệt đại trong 49 ngày này là đi đầu thai, vậy thì trong 49 ngày này Thân Trung Ấm cái tâm địa hiền lương, còn người đại thiện đại ác không có Trung Ấm Thân. Trong kinh Phật nói rất rõ: Người đại thiện khi vừa mới tắt thở thì sẽ sanh vào cõi thiện ngay, không có Trung Ấm, kẻ chết sẽ đọa địa ngục ngay, điạ ngục vô gián, lập tức sẽ đọa ngay. Còn hạng tiểu thiện tiểu ác còn phải gặp những phán quan, diêm vương đây. Đầu thai trong nhà Phật gọi là vãng sanh, thời gian dài ngắn không xác định, đại khái trong bảy tuần là đi đầu thai, thay một thân thể khác. Người tâm hạnh thiện thì càng đổi càng có thân hình đẹp, người tâm bất thiện, có tâm tạo ác, thì càng đổi tâm họ càng tệ hơn, đổi thành thân súc sanh, đổi thành thân ngạ quỷ, kém hơn so với thân người. Tuyệt đại đa số trong 49 ngày có một số ít vẫn chưa đầu thai, thậm chí đến mấy năm, mười mấy năm vẫn chưa đầu thai, vẫn ở trong tình trạng Trung Ấm. Vậy hạng người này là người nào? Là những người chấp trước họ vẫn chưa đi đầu thai, người đặc biệt chấp cái thân thể này, chúng ta thường nói là giữ thây ma họ vẫn chưa đi đầu thai, họ không rời bỏ cái thân này rối bay như vậy phần nhiều như thế nào? Chúng sống ở trong phần mộ, đối với nhà cửa họ không bỏ được thì khó đi đầu thai, còn nhà cửa thì biến thành nhà ma.
5- Trong khoảng thời gian của Thân Trung Ấm họ sẽ phải gặp trạng thái nào?
Con quỷ Vô Thường không hẹn mà đến, thần mờ mịt không biết tội phước, trong 49 ngày như si như điếc. Thần thức phiêu mịt mờ chính là hồn phách của họ, cái này trong Phật gọi là A Lại Da Thức, người đời gọi là linh hồn. Thần Phiêu chính là linh hồn. Nhà Phật gọi là Thần Phiêu rất là chính xác. Nói linh hồn là cách nói hơi quá. Tại sao? Nhưng chắc chắn là không có linh. Nếu họ linh thì tại sao lại bị đọa vào đường ác, họ đi vào đường ác thì chắc chắn họ không linh.
Cho nên trong Kinh Dịch, trong Lão Phu Tử có nói rất có lý. Gọi họ là thần phiêu, còn gọi họ là hồn phiêu. Chúng ta gọi họ là hồn phiêu. Cách nói này rất có lý vì tốc độ của họ rất nhanh, bồng bềnh bất định, quả thật là hồn phiêu. Trong kinh dịch nói hồn phiêu là biến. Biến chính là họ đi đầu thai. Họ đi thay một cơ thể mới. Thần phiêu mờ mịt chưa biết tội phước lúc này như si như điếc, si si ngốc ngốc. Đây là trạng thái trong 49 ngày Phật gọi đó là Thân Trung Ấm. Thân Trung Ấm là thân mê mê mờ mờ nhìn bên ngoài không gian như một đám sương mù dày, vừa đen tối, vừa nhìn không rõ. Nơi nào có duyên thì họ nhìn thấy nơi đó có ánh sáng. Họ sẽ men theo ánh sáng đó và đi tìm, liền đó là duyên số. Màu sắc lớn nhỏ của ánh sáng đó không giống nhau đây chính là sự khác biệt của sáu đường.
6- Sau khi thần thức rời khỏi thân xác, có phải họ vẫn còn cảm giác đau khổ, vui sướng đói lạnh v.v… không? Làm sao biết người đó có Thân Trung Ấm, người nào không có Thân Trung Ấm?
Sau khi thần thức rời khỏi thân xác rồi thì họ không hoàn toàn không còn cảm giác gì, nhưng lúc họ vừa rời khỏi thì có. Cho nên lúc này là lúc quyết định. Xưa khi Chư Vị Đại Đức Tổ sư có dạy chúng ta khi giúp các vị liên hữu trợ niệm vãng sanh đều đặc biệt phải chú ý đó là không được chạm vào người họ, không chỉ là cơ thể họ mà ngay cả giường chiếu cũng không được chạm vào, vì lúc này họ đang đau khổ, khi đau khổ họ sẽ sanh tâm sanh hận thì sẽ gây bất lợi cho họ. Vậy người niệm Phật nổi tâm sanh hận thì coi như họ cắt đứt duyên vãng sanh luôn. Với người bình thường sanh tâm sanh hận, phải coi nghiệp lực của họ, nghiệp chứng nặng sẽ đọa vào địa ngục. Dù nghiệp chướng không nặng họ cũng đầu thai vào loài súc sanh. Họ đầu thai vào loài gì? – Loài rằn độc, loài thú dữ. Cho nên trong tám tiếng đồng hồ khi vừa chết, nhất định không được đụng chạm vào người của họ, tốt nhất là sau mười hai hay mười bốn tiếng đồng hồ, lúc đó mới an toàn, tiếp theo thay quần áo và liệm họ. Sau khi con người tắt thở, thần thức chưa rời khỏi ngay bạn phải hiểu cái lý này, nhưng nếu thật sự niệm phật vãng sanh thì không có Thân Trung Ấm. Việc này trong Kinh, Đức Phật có nói rõ, có ba hạng người không có Thân Trung Ấm. Tắt thở là đi ngay : Thứ nhất là người niệm Phật được vãng sanh ngay sau khi tắt thở, thứ hai là được vãng sanh Thiền phước trời rất lớn, thứ ba là đọa địa ngục. Ngoài ba trường hợp này đều có Thân Trung Ấm. Cái khổ của địa ngục không biết là nghiêm trọng biết bao nhiêu so với Tứ Đại Phân Tán, Cho nên khổ nhỏ mà họ không nhận nó mà lại đi nhận khổ lớn.
7- Nếu hơi thở sau cùng là Niệm Phật ngay sau khi tắt thở, có biết khi nào thần thức rời khỏi thân xác, có thể bảo chứng họ vãng sanh Cực Lạc không? Đã nói Tu Niệm Phật vãng sanh không có Thân Trung Ấm, vậy tại sao phải trợ niệm?
Việc này còn phải xem lại duyên số của họ, cho nên lúc này trợ niệm rất quan trọng. Bạn phải hiểu là tại sao mình đến giúp họ. Sau khi con người tắt thở rồi, thần thức chưa rời khỏi thân xác ngay, bạn phải hiểu điều này. Người Niệm Phật vãng sanh thì không có Thân Trung Ấm, vậy tại sao phải niệm tám tiếng, mười tiếng, mười hai tiếng đồng hồ là nhằm giúp họ an toàn, ý là vậy chỉ có lợi, không có hại. Lúc họ qua đời có nhiều người trợ niệm như vậy làm tăng cao phẩm vị cho họ. Có nhiều người ủng hộ như vậy cho nên họ đến Thế Giới Cực Lạc cũng rất vinh quang, không đến nỗi phải cô thân chiếc bóng một mình vì đằng sau có nhiều người ủng hộ, ý là như vậy. Thật sự vãng sanh là khi tắt thở là đi liền, nhưng mà Chư Cổ Đức có dạy rằng niệm Phật tám tiếng hay mười hai tiếng đồng hồ hoặc thời gian nhiều hơn nữa càng nhiều càng tốt. Thật sự mà nói Âm Dương hưởng lợi, dù họ đi rồi cũng thị hiện cho chúng ta thấy. Chúng ta Niệm Phật càng lâu, sắc mặt càng đẹp, tướng mạo cũng đẹp hơn điều này làm người Niệm Phật chúng ta sanh Tín Tâm hơn, đồng thời toàn thân mềm mại, dù để một hai tuần mới thay đồ cho họ cũng vẫn còn mềm mại. Điều này hoàn toàn không giống người bình thường, nó khiến ta sinh Tín Tâm.
8- Thân Trung Ấm còn có cơ hội Niệm Phật vãng sanh không?
Cư sĩ Hồ tổng kết đạo tràng chúng ta đã học Phật được mười bảy năm, nhưng mẹ của cô không có học Phật, mẹ cô là một người rất lương thiện, nhưng chưa nghĩ đến Phật Pháp, thấy con học Phật bà cho là mê tín, đến khi bà bệnh nặng một số bạn đạo của con gái bà đến bệnh viện trợ niệm cho bà, bà cũng niệm theo nhưng nửa tin nửa ngờ, bà hay hỏi có thật không? Có phải thật vậy không? Cho nên việc trợ duyên rất quan trọng, có vị Pháp Sư thường hay khai thị cho bà, nhắc nhở bà hãy niệm Phật cùng với mọi người, có vậy bà mới đi được. Tang lễ của bà tổ chức tại Viên Hỏa Lâm Đài Loan, là một đạo tràng Tịnh Tông của chúng ta, nơi đây đã làm Phật Thất cho bà, Tam Thời Hệ Niệm bảy tuần Thất bốn chín ngày. Coi như bà tốt duyên, có hơn ba trăm bạn đạo niệm Phật suốt bốn mươi chín ngày đêm không gián đoạn. Linh cửu của mẹ cô được quàn tại phòng kế bên Niệm Phật Đường. Cô đã gặp một bà cậu. Mẹ cô đã nhập vào bà ấy và bảo rằng bà không biết đã qua đời, bà còn báo rằng tại sao các vị tốt với tôi như vậy? Bà rất kinh ngạc, có phải nhờ con gái của tôi không? Đây là lần đầu bà báo tin, chúng tôi khuyên bà ấy niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ, hiện tại bà làm Thân Trung Ấm. Sau khi nghe xong bà vô cùng cảm tạ. Sau khi cảm tạ rồi bà hỏi về Phật Pháp. Thế nào là Phật, tại sao phải niệm Phật, niệm Phật có lợi ích gì? Chúng tôi có một vị Pháp sư trẻ giảng dạy cho bà nghe, bà hỏi rất nhiều và sau khi giải đáp rồi bà hoan hỷ nói : Được vậy thì tốt tôi sẽ nghe theo. Bà muốn nghe Kinh người nhà cho bà nghe bằng tivi, tivi được đặt cạnh quan tài mở kinh Địa Tạng đích thân bà yêu cầu mỗi tối phải thay đĩa. Xem xong rồi phải đổi cái khác, người đi thay đĩa rất vất vả nên bà dặn con cái tìm một cái đầu máy hát karaoke nào có thể hát bốn trăm bài hát. Quả là khó. Cô đã tìm được, trong đó chứa bốn trăm trang. Mở kinh Địa Tạng cho bà nghe suốt ngày đêm không gián đoạn, sau đó không thấy bà nhập hồn. Hơn hai tuần không thấy. Hơn hai tuần sau bà lại nhập lần nữa, hỏi bà đi đâu? Bà nói không đi đâu chỉ nghe kinh, sau khi nghe kinh suốt ngày đêm, khoảng mười mấy ngày bà lại nhập lên nói là bây giờ không cần nghe kinh nữa mà cần niệm Phật, nói tôi được vãng sanh mà sao Đức A Di Đà vẫn chưa đến rước tôi, khoảng thời gian sau bà niệm Phật đến ngày Trung Thất Tam Thời Hệ Niệm, ngay ngày thứ bốn chín bà lại nhập xác về nói là rất cám ơn mọi người đã cho bà tăng thượng duyên này, rất là cảm ơn. Bà đã vãng sanh Thế giới Cực Lạc rồi. Mọi người hỏi bà ở Phẩm Vị nào? Hạ Phẩm Trung Sanh
Một người chưa biết niệm Phật Pháp mà sau được như vậy là do Thân Trung Ấm được đó, bà là người thứ nhất mà chúng tôi đích thân chứng kiến.
9. Hỏi: Tại sao trong khoảng thời gian tiếp xúc Phật Pháp của thân trung ấm ngắn như vậy mà được vãng sanh?
Đáp:
Vì trong kiếp quá khứ Bà đã tu qua pháp môn này, nhưng tu chưa thành công, nên đời này khi lâm chung được nghe lại khiến cho thiện căn đời trước trỗi dậy, dõng mãnh tinh tấn buông bỏ vạn duyên, không có hư biếng tí nào, cho nên Bà ấy mau chóng được thành tựu. Việc hy hữu có được hơn là, bà ấy khi còn sống không tin Phật, chết rồi cũng không tin Phật. Đến khi chết rồi thân trung ấm nghe được Phật Pháp Bà ấy mới nhận rõ, nghe theo những lời trợ niệm này, Bà ta không còn là thân người mà là thân trung ấm nghe theo lời trợ niệm cũng được vãng sanh, nguyên nhân tất cả là do thiện căn đời trước, chứ trong đời này không có duyên nghe được Phật Pháp, vừa nghe qua họ liền giác ngộ, vậy thì cũng giống như người này ý chí, tín tâm kiên định như vậy. Từ trường của Bà không làm ảnh hưởng đến họ, họ vừa khởi tâm thì Đức Phật A Di Đà phóng hào quang và họ được lợi ích. Chỉ cần mình vừa khởi niệm là được Phật lực gia trì, cho nên qua đó sự cảm ứng thật không thể nói hết.
10. Hỏi: Người chết tiến vào thân trung ấm, được bạn bè làm Phật sự siêu độ và suốt bốn mươi chín ngày niệm Phật cho họ. Xin hỏi như vậy có thể siêu độ cho thân trung ấm vãng sanh về Thế Giới Tây Phương Cực Lạc không? Có thể và có nên dựa vào tự thân của thân trung ấm niệm Phật cầu sanh Thế Giới Tây Phương Cực Lạc mới có thể nhờ ân Phật tiếp dẫn không? Thân trung ấm còn có biết tự mình niệm Phật cầu vãng sanh không?
Đáp:
Tự thân trung ấm niệm Phật cầu vãng sanh rất ít thấy, rất hiếm có, quả thật là có, câu chuyện về mẹ của cư sĩ Hồ, chính là hiện tượng mà bạn hỏi đây. Bà ấy thật sự được vãng sanh. Lúc sanh tiền Bà ấy không biết Phật, sau khi chết rồi mới học Phật, nghĩa là sao? Trong bốn mươi chín ngày, ngày nào mọi người cũng tụng kinh niệm Phật hồi hướng cho Bà. Thân trung ấm của Bà chưa rời khỏi, thân trung ấm rất là cảm động, Bà muốn nghe kinh, phát tâm niệm Phật cầu sanh Thế Giới Tây Phương Cực Lạc. Thời gian sau cùng của ngày thứ bốn mươi chín Bà lại nhập xác về báo với mọi người là Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn Bà hạ phẩm trung sanh. Cho nên khi con người tắt thở việc trợ niệm suốt bốn mươi chín ngày rất là quan trọng. Việc này có được vãng sanh hay không? Chúng tôi nghĩ là tương đối chính xác, vì thiện căn trong đời quá khứ của Bà sâu dày, trong quá khứ Bà đã từng học qua Pháp môn này, trong đời này Bà sanh trong gia đình giàu sang nên quên sót, lơ là. Đến khi sắp chết gặp thiện duyên này nên Bà được ngộ, đây là sự thật. Nên khi bạn hỏi chúng tôi hiện có chứng cứ, chúng tôi có thí dụ trung ấm có thể vãng sanh, nhưng còn phải nhờ vào thiện căn của mình đời trước, rồi đời này mới gặp được thiện duyên nên được nhiều người trợ giúp như vậy. Lúc đó niệm Phật Đường có hơn ba trăm người niệm Phật giúp Bà suốt bốn mươi chín ngày, đây là Pháp duyên rất khó gặp được.
11. Hỏi: Khi người mẹ qua đời, đang còn giai đoạn thân trung ấm, nếu con cái niệm Phật chân thành. Có phải giúp mẹ mình chắc chắn được vãng sanh không cần chuyển thể nữa phải không?
Đáp:
Có thể, Trong kinh Địa Tạng Bà La Môn nữ, là Quang Mục nữ thực sự cứu độ mẹ mình, nếu như con cái biết được Thế Giới Tây Phương Cực Lạc nhất tâm nhất ý vì mẹ mà cầu sanh Tịnh Độ và lúc này thân trung ấm của mẹ bạn chịu hợp tác thì có thể vãng sanh. Còn nếu như thân trung ấm của người mẹ không chịu hợp tác thì coi như hết cách. Bà sẽ không thể vãng sanh, cho nên nhất định phải có sự hợp tác của Bà. Có người chịu hợp tác cũng có người không chịu hợp tác.
12. Hỏi: Ánh sáng của Phật mà thân trung ấm nhìn thấy có sắc sáng êm dịu hay là thứ ánh sáng sợ hãi chói mắt như ánh chớp lóe?
Đáp:
Về vấn đề này trong kinh Đức Phật có dạy rất rõ: Ánh sáng của chư Phật, Bồ Tát êm dịu, bạn chạm vào rất dễ chịu, rất thích, còn ánh sáng của ma mới là đâm vào mắt, giống như ban ngày chúng ta nhìn mặt trời vậy, cặp mắt mình chịu không nổi. Ánh sáng của ma khác ánh sáng của Phật ở chỗ này.
13. Hỏi: Kinh Độ Vong miêu tả ánh sáng của Phật là ánh sáng dữ dội, chói mắt, còn Lão Pháp sư lại nói ánh sáng của Phật êm dịu khi chạm vào rất dễ chịu, tại sao như vậy?
Đáp:
Việc này không sai, ánh sáng dữ dội chói mắt không phải ánh sáng của Phật. Ánh sáng của Phật rất êm dịu, bạn sẽ cảm thấy ưa thích khi tiếp xúc với từ trường của Phật. Còn từ trường của ma bạn sẽ cảm thấy rất là khó chịu, ánh sáng dữ dội là ánh sáng của ma chứ không phải ánh sáng của Phật. Tôi tin rằng trong kinh điển Đại Thừa dạy rất có lý, nhất là kinh Lăng Nghiêm nói về năm mươi loại ấm ma, phân biệt giữa Phật và ma rất rõ ràng, hạng phàm phu chúng ta nếu không biết sự thật này thì thường cho ma là Phật, chúng cũng có thân sắc vàng, ánh sáng của sắc vàng. Bạn sẽ sợ hãi khi gặp chúng, bạn vừa kính trọng chúng vừa sợ chúng. Nhưng với chư Phật, Bồ Tát có lòng từ bi, bạn tôn kính Ngài bạn sẽ không cảm thấy sợ hãi hay không an toàn khi tiếp xúc với ánh sáng của Ngài, không có những cảm xúc này.
14. Hỏi: Kinh Độ Vong khai thị cho người mất: “Ngay khi bạn thấy ánh sáng dữ dội chói mắt, bạn hãy lập tức dũng cảm lao vào, đó là ánh sáng của Đức Phật A DI ĐÀ đến tiếp dẫn bạn. Còn khi bạn thấy ánh sáng tối tăm, êm dịu nhất định bạn không nên lao vào, đó là ánh sáng của ba đường ác. Xin hỏi nói như vậy có đúng không?
Đáp:
Ánh sáng của ba đường ác không có êm dịu, tối tăm là thật, nó tối tăm không có dữ dội. Nhưng ánh sáng của chư Phật, Bồ Tát rất mạnh, rất êm dịu, điều này nhất định bạn phải biết. Nếu chúng ta y theo bộ kinh nào để tu hành thì nên y theo phương pháp và lý luận của bộ kinh đó. Nếu bạn dựa theo bộ kinh Tây Tạng độ vong để tu thì bạn nên hoàn toàn theo y thức của nó, phải thỉnh một bậc minh sư để chỉ dẫn bạn, phương pháp lý luận mà họ y cứ giữa hiển và mật không giống nhau, không thể trộn lẫn với nhau. Cũng như chúng ta cầu học theo vị Thầy này dạy rồi thì bạn không thể theo vị Thầy thứ hai. Mỗi một vị Thầy có một cách dạy khác nhau, có cách suy nghĩ riêng không ai giống ai. Cho nên bạn theo hai vị Thầy cũng một lúc thì bạn sẽ bị loạn, bạn sẽ khó thành tựu.
15. Hỏi: Đệ tử vừa theo kinh Độ Vong của Tây Tạng để trợ niệm và khai thị siêu độ thân trung ấm, không biết làm vậy có đúng Pháp đúng lý không?
Đáp:
Y chiếu theo kinh điển để làm thì đúng pháp đúng lý, nhưng điều quan trọng nhất là tâm phải thanh tịnh, phải chí thành thì sẽ có cảm ứng, sẽ được linh nghiệm.
16. Hỏi: Có đoàn trợ niệm nói trong sách “Trung ấm tự cứu” có nói “Sau khi con người tắt thở vài tiếng đồng hồ có thể vãng sanh thế giới Cực Lạc”. Xin hỏi nói như vậy có chính xác không?
Đáp:
Có được vãng sanh hay không còn do ý niệm của chính họ nữa, khi họ sắp chết, bị mê hoặc nên quên mất ý nguyện cầu vãng sanh. Sau khi họ tắt thở rồi, trong nhà Phật nói: tám tiếng đồng hồ thần thức chưa rời khỏi xác, tuy là tắt thở nhưng thần thức chưa rời khỏi xác. Người Trung Quốc gọi là linh hồn, hồn chưa rời xác, lúc này người khác trợ niệm cho họ, họ có thể nghe thấy, cho nên trợ niệm là cảnh tỉnh họ trong tám tiếng đồng hồ này nếu như họ giác ngộ phát tâm cầu sanh Thế Giới Tây Phương Cực Lạc thì được.
17. Hỏi: Trong sách “Cách tự cứu của thân trung ấm” có ghi sau khi con người chết được bốn ngày có Đức Phật A DI ĐÀ phóng ánh sáng hồng đến tiếp dẫn người chết. Nhưng có khi trong sách nói Đức Phật A DI ĐÀ phóng ánh sáng trắng đến tiếp dẫn, không biết rốt cuộc Đức Phật A DI ĐÀ phóng ánh sáng nào đến tiếp dẫn đây? Đương nhiên công phu niệm Phật được chín mùi thì khi tắt thở lập tức được Đức Phật dẫn đi không có thân trung ấm. Nhưng ngộ nhỡ công phu chưa đủ thì sao? Vấn đề này cần phải làm cho rõ mới được, xin sư phụ chỉ dạy?
Đáp:
Bình thường phải chăm chỉ, nhất định phải chăm chỉ, mà công phu không đủ sức, thì thứ nhất là bạn chưa buông bỏ được, còn nếu thật sự buông bỏ được vạn duyên thì không lý nào đủ lực đâu, cho nên đầu tiên chúng ta phải nhìn cho thấu. Thế chăng tất cả mọi vật trên đời này đều là hư huyễn không thật, không đáng lưu luyến chút xíu nào.Trước hết phải nhìn cho thấu rồi sau đó mới thật sự buông bỏ được, và tự nhiên công phu sẽ đủ lực liền. Đây là phương pháp ổn đáng nhất không cần đợi đến trung ấm. Trung ấm không đáng tin cậy cho lắm, thật sự là vậy. Mật Tông tuy có cách nói như vậy nhưng trong Hiiển giáo thì không chắc, cho nên chúng ta học Phật phải thật sự y theo những gì mà chư Cổ Đức dạy bảo. Thời cận đại, Đại Sư Ấn Quang là một vị đại thiện tri thức bậc nhất, cho nên bạn nên xem những gì Ngài dạy trong Văn Sao, một số vấn đề mà Ngài giải đáp cho mọi người rất đáng cho chúng ta tham khảo, nhất định phải chuyên tâm xưng niệm, phát bồ đề tâm nhất hướng chuyên niệm, vậy là tốt rồi.
18. Hỏi: Có một vài bạn đạo lơ là, khi bị tai nạn đến, niệm Phật không thể vãng sanh, cho nên in sang hàng loạt đĩa cứu độ thân trung ấm để phát cho mọi người, để mọi người biết được cảnh giới của thân trung ấm, cho rằng làm như vậy là để giúp cho mọi người vãng sanh Cực Lạc trong trạng thái thân trung ấm, theo như cách nói của họ, cho rằng thường xem đĩa cứu độ thân trung ấm khắc sâu vào trong thức thứ tám thì có thể tự cứu. Xin hỏi như vậy có đúng pháp không?
Đáp:
Hiện tại thần trí rất rõ ràng mà lại không tín tâm đến lúc thọ thân trung ấm e rằng còn kém hơn tình trạng hiện tại của chúng ta, bạn có thể ghi nhớ nổi sao? Việc này không thể tin cậy, nếu như nói phần đáng tin thì cách nói của tôi đây thực sự rất đáng tin, hiện tại bạn niệm một câu Phật hoặc là mở mắt nhìn một Tôn Tượng Phật hoặc giả “Một lời qua tai Bồ Đề muôn thuở” sau này nhất định bạn sẽ được độ, tại sao vậy? Vì A lại da thức của bạn có hạt giống Phật, đến khi nào mới được độ? Chừng bao nhiêu vạn năm sau hay là bao nhiêu vạn kiếp sau? Việc này còn xem lại duyên số của bạn nữa. Đây là sự thật chứ không phải giả. Nếu bạn muốn ngay đời này được độ, thì đừng nên nghĩ đến thân trung ấm nếu nghĩ đến thân trung ấm thì bản thân mình không có tín tâm không có nắm vững, tôi tin rằng khi bạn thọ thân trung ấm bạn cũng không có tín tâm không nắm vững, không đáng tin, lỡ mất dịp. Còn khi bạn chưa có đủ tín tâm thì nên nghe nhiều học nhiều kinh.
19. Hỏi: Con người chết rồi cũng là kết thúc nghiệp báo của họ, tại sao họ phải mang các bệnh khổ của thế gian về âm phủ lãnh thọ, lại nữa không phải thân trung ấm đầu thai sẽ quên hết việc sanh tiền sao?
Đáp:
Khi họ mang bệnh khổ là vì họ có chấp trước, sự chấp trước mà tôi vừa nói đây là tuy họ đã chết rồi, hồn đã rời khỏi xác rồi nhưng họ còn chấp tôi đang bị bệnh, cho nên họ còn khổ, còn như họ nghĩ thân xác của mình đã mất rồi mà bệnh là do thân sanh, hiện tại mình không còn thân nữa, như vậy lập tức họ hết khổ ngay. Giữa một niệm vì họ có chấp trước cho nên họ mới có việc này. Khi thân trung ấm đi đầu thai thì tất cả chuyện đời trước đều quên sạch, cho nên có sự mê khi cách ấm, do vậy có những trường hợp không quên chuyện đời trước thì rất là hiếm, rất là hiếm có trường hợp này là do đoạt thai, do đoạt thai mà có hồn. Thế nào là đoạt thai? Thí dụ như người mẹ mang thai đứa con, lúc mang thai, đứa trẻ nằm trong bụng mẹ là do một linh hồn khác đến đầu thai, vừa sanh ra nó đã chết, linh hồn của nó đi rồi thì liền gặp phải một linh hồn khác thấy đứa trẻ này thì thích và nhảy vào cho nên nó không có thụ thai. Không có trải qua cái khổ của trụ thai và xuất thai, nó liền sanh ra thì được cái thân này, cho nên những chuyện đời trước nó nhớ rất rõ ràng.
20. Hỏi: Một cái chết ngoài ý, có phải do chí thành trợ niệm và khai thị thích đáng mà được vãng sanh thế giới Cực Lạc chứ không giống như những điều đồn đại là nhất định phải tìm một thân xác khác thay thế mới đi đầu thai được phải không? Nếu do vậy mà vãng sanh có phải do thiện căn phước đức rất thâm hậu đã được tu ở kiếp trước?
Đáp:
Người vãng sanh ngoài ý, phàm việc gì cũng có thể niệm Phật khuyến hoá họ vãng sanh và họ có thể tiếp nhận ngay, Y giáo phụng hành ngay là do trong kiếp quá khứ họ đã tu nhân Tịnh Độ sâu dày. Cho nên kiếp này vừa cảnh tỉnh họ liền đón nhận. Tiền căn đời trước quả thật là được vãng sanh. Thế thì việc tìm thân để thay thế là do nghiệp chướng của họ rất sâu nặng, đó cũng chính là nói, họ vẫn còn có cái tâm luân hồi, tạo nghiệp luân hồi. Vậy đã có tâm luân hồi, nghiệp luân hồi rồi thì nhất định phải tìm một cái thân khác thay thế, nếu không có thân khác thay thế thì thường họ không thể rời khỏi hiện trường, cho nên nếu các vị quan sát thật kỹ các vị sẽ thấy nơi tai nạn xe cộ cũng chính là ở chỗ này, vì sao? Vì họ muốn tìm thế thân, thân thay thế cũng không phải tuỳ tiện mà tìm, cho nên các oan hồn tìm thân thế mạng cũng không tuỳ tiện mà đi thế được. Tại sao vậy? Vì bản chất họ nhất định cũng mắc phải sai lầm này, cho nên họ ở đó chờ cơ hội đấy.
21. Hỏi: Người bị đụng chết sẽ không tự biến thành ma mà bị đoạ vào đường quỷ, tại sao lại đứng bên đường tìm người thế thân? Hoặc treo cổ chết ở trong phòng, có một số làm ma trong nhà, tại sao họ không theo nghiệp mà đoạ vào đường quỷ và người trong kinh Phật nói có phải do trùng điệp mà có xen tạp hỗn loạn không? Có phải đi tìm một vị Pháp sư cúng đạo lộ trục hồn cho họ giống như người thế tục không? Có cách nào khác để thay thế không?
Đáp:
Việc này thật sự là có. Trung Quốc, ngoại quốc cũng có, tôi cũng gặp không ít trường hợp này, nhưng mà đây phải có chút đặc biệt để chú ý, sau khi con người chết rồi không hẳn đoạ vào đường quỷ mà không thể gọi đó là quỷ, người chết rồi thì là thành ma, đó là do bạn không biết gì về tình trạng sáu đường, sau khi chết rồi con người chưa đi vào con đường nào, ở khoảng giữa này gọi là thân trung ấm. Thân trung ấm người Trung Quốc quen gọi là linh hồn, họ chưa đi đầu thai, đầu thai vào đường quỷ là vào một đường rồi, họ vẫn chưa đi, do đó chết ngang hay tự sát rất phiền phức. Trong kinh Đức Phật có dạy rất rõ, tại sao? Vì họ cũng tìm người thế thân. Trong khi tìm người thế thân thì họ là trung ấm thân, chúng ta gọi là hồn ma hỗn phách, họ không phải đoạ vào đường quỷ. Sau khi họ tìm được người thế thân họ chiếu theo hạnh nghiệp của mình và họ sẽ đi đến con đường đó, họ vào đường quỷ thì họ không còn qua lại với con người nữa.
CÁCH THỨC TẠO PHƯỚC CHO NGƯỜI MẤT TRONG THỜI GIAN THỌ THÂN TRUNG ẤM VÀ SAU NÀY.
1. Hỏi: Trong khoảng thời gian thọ thân trung ấm có cách nào tạo phước cho người chết không?
Đáp:
Dùng các vật mà người chết trang sức cho mình. Vật trang sức cho thân, hiện tại chúng ta nói là những thứ châu báu mà họ cất dấu, các loại vàng bạc, nhà cửa vườn tược đem dâng cúng Tam Bảo có thể nhổ cái khổ địa ngục. Cả một đời dù tạo ra nghiệp cực nặng nhưng nếu như trước khi lìa đời đem hết của cải của họ cúng dường Tam Bảo thì phước này có thể giúp họ thoát khỏi tội lỗi đáng đoạ địa ngục. Vậy thì thế gian đây, như trong kinh Lăng Nghiêm đã nói “Tà sư thuyết pháp nhiều như cát sông Hằng, có nhiều Phật Pháp giả, Đạo Tràng giả mượn danh nghĩa của Phật giáo làm những chuyện trái với những gì Đức Phật dạy. Làm vậy là tạo tội lỗi, nên nếu bạn dùng của cải này để bố thí cúng dường họ giúp họ tạo thêm tội lỗi, những tội lỗi này nếu đoạ địa ngục, càng đoạ càng sâu, không những không được ra khỏi mà càng đoạ càng sâu hơn, chúng ta cần làm rõ vấn đề này. Qua cúng dường tượng Phật hay tượng Thánh, tượng Thánh tức là tượng Bồ Tát. Việc cúng dường chư tượng Phật, Bồ Tát có hai ý nghĩa:
- Ý nghĩa thứ nhất là báo ân giống như lập bài vị cúng tổ tiên trong nhà của người Trung Quốc vậy, thận trọng trung niệm “nhớ Tổ báo Tông” nghĩa là báo ân, chư Phật Bồ Tát là Thầy của chúng ta, lúc nào cũng phải nghĩ đến Thầy.
- Ý nghĩa thứ 2 là “kiến hiền tư tề” nghĩa là phải học cho bằng các Ngài đừng để hình tượng chư Phật, Bồ Tát trong mắt của mình, nhằm nhắc mình phải học cho bằng Ngài. Khi cúng dường chư Phật, Bồ Tát, các vị phải tuyệt đối không phải cúng dường trên sự tướng, cho nên các bạn phải hiểu hình thức chỉ là thứ yếu chỉ biểu đạt sức công phu tu trì, không phải chỉ bản thân chúng ta y giáo phụng hành mà cách biểu đạt này có thể khuyên nhắc đại chúng tu hành đúng Pháp, công đức này thật là lớn. Cái thắng nhân đó là nói về chỗ này, như thế tội lỗi của họ mới được tiêu trừ. Cho nên việc làm mà người nữ Quang Mục và Nữ Bà La Môn làm là tấm gương tốt, chúng ta phải lắng lòng quan sát và thể hội nó cho đến niệm danh chư Phật Bồ Tát và Bích chi Phật đây, vừa là một giai đoạn, vừa là một cách thức, niệm Phật niệm danh hiệu Bồ Tát so với sự tu trước thì đơn giản hơn. Danh hiệu Phật Bồ Tát ẩn chứa bên trong, hàm nghĩa sâu rộng vô tận, cho nên công đức niệm danh hiệu Phật, thật không thể nói, chúng ta phải hiểu cái hàm ý trong danh hiệu, nhất định phải niệm ra cái tánh đức của mình, danh hiệu Phật là danh hiệu của tánh đức, danh hiệu Bồ Tát là danh hiệu của tu đức. Tánh và tu không hai Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Từ Đại Bi, bạn niệm danh hiệu này là niệm ra cái tâm từ bi của chính mình. Niệm danh hiệu Đức Địa Tạng Bồ Tát là niệm cái tâm hiếu kính của mình. Địa Tạng là hiếu kính, ngài Văn Thù là Trí Tuệ, Đức Phổ Hiển là Thực Hành, là làm lành, cho nên niệm danh hiệu Bồ Tát là phải niệm như vậy mới thực sự có công đức. Danh hiệu của Phật là tánh đức. Niệm Đức Thích Ca Mâu Ni Phật là Nhân từ Thanh Tịnh. Thích Ca là nhân từ, Mâu Ni là thanh tịnh, niệm nào cũng dùng lòng nhân để đối với tất cả chúng sanh. Ở trong tất cả các cảnh huyển không mất đi cái tâm thanh tịnh của mình. Đây là nói về niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. A Di Đà Phật là Vô Lượng Giác, Giác chính là không mê, Giác là tâm không động cho nên niệm một câu A Di Đà Phật này gọi là Nhất tâm Xưng niệm, niệm đến cực điểm thì Nhất Tâm Bất Loạn, Nhất Tâm là Tâm không động, nếu tâm còn thọ cái động của ngoại cảnh sáu căn của chúng ta tiếp xúc với cảnh giới bên ngoài vẫn còn khởi tâm tác ý thì không phải A Di Đà Phật, Đức Phật A Di Đà tiếp xúc với cảnh giới bên ngoài không có động tâm, không khởi niệm, không phân biệt, không chấp trước, đây mới gọi là A Di Đà Phật. Nếu chúng ta hiểu được cách niệm Phật như vậy thì người sắp chết vừa nghe qua tai bồ đề muôn thuở. Công đức này lớn lắm.
Con người tuy chết rồi nhưng ý thức của họ vẫn còn, họ sẽ đi đầu thai, chúng ta gọi là A Lại Da Thức vẫn còn. Câu này là nói hoặc nghe ở Bổn Thức. A Lại Da Thức vẫn còn hoạt động, mà có hoạt động thì có dao động, sự dao động của chúng ta cũng có thể khởi tác động cảm ứng đạo giao với sự dao động của họ. Đây chính là lợi ích mà họ đạt được, giúp họ trồng hạt giống Phật trong A Lại Da Thức của họ, hạt giống này mạnh hay yếu là do sức niệm của chúng ta. Người niệm, chúng ta hiểu lý niệm niệm tương ưng thì hạt giống này rất mạnh lên, nếu chúng ta không hiểu lý này, chắp tay cung cung kính kính niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Nhưng nếu sức niệm hơi yếu thì sau khi mạng chung quyến thuộc thiết doanh trai cho họ để giúp tăng phước cho họ khi chưa làm trai phạn xong hoặc trong lúc đương làm chớ nên đem cơm nước, lá rau mà bỏ trên đất, đến các thứ đồ ăn chưa dâng cúng cho Phật và Tăng cũng không được ăn trước. Đoạn kinh này đã nói rõ, người thân quyến thuộc vì người chết mà tu phước. Xin nêu một ví dụ, trong ví dụ này chúng ta phải hiểu cái tinh thần trong đó, tại sao họ phải tu phước? là bởi hai chữ thành kính. Nếu không có tâm thành kính thì không có kết quả, chí thành cung kính không có gì ngoài tâm thành kính, là tánh đức, chánh giác cho nên các vị phải hiểu là nếu không có lòng thành kính, làm vậy là mê hoặc là nghiệp chướng. Thành kính là giác ngộ, là tánh đức lưu xuất, là bát nhã phóng quang. Trong đây có nêu lên một ví dụ về Doanh Trai, Doanh là kinh doanh, là tạo dựng, nghĩa là bạn đang thiết trai, cái này trong nhà Phật gọi là Ngọ cúng. Cúng Ngọ là doanh trai. Khi thiết doanh trai bạn phải chú ý đến, trước khi thọ trai và trong lúc thiết trai, trong lúc làm món trai phạn bạn phải có tâm cung kính, nước cơm, lá rau không được bỏ trên đất, đó là biểu hiện cung kính vậy, nước cơm đó là gì? Là nước vo gạo. Chúng ta làm cơm để cúng trai, cúng dường chư Phật, cúng dường Quỷ Thần, mình phải có tâm cung kính với họ như vậy. Trong khi chưa làm xong trai phạn bạn đừng đổ nước cơm xuống đất, chân thành cung kính đến mức độ này, nhất định đến khi nào xong xuôi mọi việc rồi mới dọn dẹp các thứ linh tinh, cho nên các thư nước cơm, lá rau loại bỏ đi không sao!.
Những người làm đồ chay bây giờ ít có ai biết đến những điều này, nên những thứ rau cải loại bỏ ra rồi họ liền đem vứt đi, huống chi nước cơm. Cho đến những thức ăn chưa cúng Phật và Tăng cũng không nên ăn trước. Ăn trước là sao? – là nếm thử trước, nếm trước tức là ăn qua rồi mới dâng cúng Phật, đại bất kính. Đây là việc mọi người thường phạm phải. Đó là do không hiểu, không biết. Vậy là không được, chưa cúng Phật và Tăng mà ăn trước là bất kính, hoặc là không tinh cần nghĩa là không thật sự đi làm chuyện này, không thành ý, không có tâm cung kính làm việc. Vậy thì người chết đâu có hưởng được phước, đâu có nhận được sự giúp của bạn đâu. Phải tin cần giữ cho sạch, nghĩa là làm bằng tâm chân thành cung kính, thiết trai đúng như lý, đúng như Pháp, tu hành đúng như lý, đúng như Pháp sẽ được chư Phật hộ niệm, Trời, Rồng tôn kính. Do đó phải tin cần giữ cho sạch khi dâng cúng Phật và Tăng. Tăng ở đây không phải là người xuất gia mà có nghĩa là Hòa Hợp Chúng. Đệ tử Phật bất luận là tại gia hay xuất gia, bốn người cùng chung nhau tu học, tuân giữ Pháp luật hòa kính thì đây gọi là Tăng chúng, gọi là Tăng đoàn, bảy phần lợi ích. Trong bảy phần công đức này, người chết được một phần, nếu không làm đúng như Pháp thì một phần cũng không có, cho nên tâm thành kính phải được nuôi dưỡng hàng ngày, không phải chỉ đối với chư Phật, Bồ Tát mà còn đối với những người tu hành, đối với tất cả chúng sanh cũng đều phải tu với tâm thành kính. Vậy việc chúng ta làm đây công đức hiệu lực rất là lớn.
Cách thức tạo phước cho người chết rất nhiều không sao kể hết, trong số đó tổng kết lại chúng ta thấy cương lĩnh quan trọng đó là lòng thành kính. Bất luận là tạo loại phước nào cũng phải tin cần, hộ tịnh, bốn chữ này rất quan trọng, Tin là thuần chất không tạp nhạp, Tịnh là trong sạch không nhiễm, cho nên nếu dùng tiền thì dùng Tịnh Tài, nghĩa là số tiền đó thật sự mình đáng có thì cúng dường mới có công đức, có hiệu quả. Nếu là tiền của bất nghĩa, nghĩa là của người khác phát tâm thì không có được, cái này là bất tịnh, nếu dùng số tiền này tạo phước thì không được phước.
2. Hỏi: Siêu độ cách nào cho người chết được lợi ích?
Đáp:
Nếu người chết lúc còn sống biết niệm Phật, hiểu rõ Phật Pháp, là người niệm Phật thì sau họ qua đời, sau khi họ nghe tụng Kinh rồi, rất có thể sẽ cảnh tỉnh họ niệm Phật Vãng Sanh Tịnh Độ, họ nhất định sẽ Vãng Sanh Tịnh Độ. Cho nên Phật sự siêu độ đây sẽ làm tăng thượng duyên cho họ, chỉ sợ họ quên mất, nên đặc biệt phải cảnh tỉnh họ. Nếu như khi còn sống họ chưa biết đến Phật Pháp thì rất là khó. Nếu hoàn toàn nhờ vào phước, họ chỉ có thể sanh vào Trời Đao Lợi. Cho nên sự lợi ích này lớn nhỏ không đồng nhau. Trong Kinh có dạy rất rõ ràng, chúng ta phải tự suy nghĩ. Tại sao mình siêu độ mà họ được lợi ích? Nếu như không phải vì họ qua đời thì thân quyến họ không tạo phước và không có sự lợi ích thù thắng. Do duyên cớ này gia đình họ mới tạo phước, mới lễ sám, tụng kinh, lạy Phật. Đây là tăng thượng duyên cho gia đình quyến thuộc, tạo phước nguyên do chính là như vậy cho nên họ có một phần phước báu, gia đình quyến thuộc tạo phước càng lớn phước báu họ nhận được càng lớn.
3. Hỏi: Để lo việc tang sự cho người thân qua đời, mình phải mời bà con, bạn thân đến sát sanh ăn thịt cúng bái Quỷ Thần, có lợi ích gì không? Làm vậy có hợp lý không?
Đáp:
Địa Tạng Bồ Tát đại từ đại bi khuyên dắt chúng sanh cõi Diêm Phù Đề ngay ngày lâm chung phải thận trọng, nhất định không được sát sanh, không được tạo ác duyên. Như vậy khi con người qua đời rồi, để lo tang sự cho họ phải mời thân bằng quyến thuộc, bạn bè người thân của họ, trong sự gặp gỡ đó, đại đa số là sát sanh ăn thịt, tế bái Quỷ Thần, làm vậy đều là tạo tội. Việc này chúng ta đi bất cứ đâu, bất cứ chỗ nào cũng đều thấy cả. Nếu như chúng ta muốn cầu phước cho người chết mà còn muốn sát hại chúng sanh để cúng tế thì hãy nghĩ cho kỹ lại xem hay là chúng ta nghĩ người mất khi còn sanh tiền tạo chưa đủ nghiệp sát nên cho họ thêm một chút nữa, có phải như vậy không?, hay là sợ bị đọa chưa đủ sâu nên muốn họ xuống sâu thêm một chút nữa, nên làm như vậy có phải không? Rất là sai, giả sử đời sau nghĩa là nói người qua đời đã chết rồi mà đã chết rồi thì thuộc về đời sau hoặc đời hiện tại, nghĩa là người đó vẫn chưa chết, nhưng người còn sống là một người thiện, người tốt, bản thân không tạo tội lỗi gì. Bởi do người thân, quyến thuộc sát sanh cúng tế, bái lạy quỷ thần cầu các quỷ quái. Quỷ quái là tà hình, tà đạo. Lúc bệnh nặng, lúc nguy kịch, cầu các loại quỷ thần này đến giúp đỡ chứ không biết rằng những việc mình làm là tạo tội sát sanh cúng tế. Vậy thì sát sanh cúng tế là vì người bệnh đây. Thật ra họ vốn cũng có thể sanh vào đường lành, sanh trong trời, người nhưng vì người thân quyến thuộc tạo những tội này cho nên họ phải gánh lấy, họ phải xuống Diêm Vương để biện luận, bỏ lở cơ hội sanh vào đường lành vì việc sát sanh. Đã tắt thở rồi mà còn phải xuống Diêm Vương để luận tội làm lỡ mất thời gian sanh vào đường lành của họ. Còn nếu như chưa tắt thở bạn sẽ thấy họ chịu vô số đau đớn ở trên giường bệnh, thần hồn của họ ở đó mà biện luận.
4. Hỏi: Người hiện đại không hiểu nghi thức cơ bản của việc lo hậu sự, nên lúc nào cũng mời ban nhạc đến để thổi những ca khúc thịnh hành hoặc mời các vị xuất gia đến tụng kinh niệm Phật, nhưng người nhà lại vui vẻ bàn chuyện thường ngày có phải làm vậy người chết nỗi tâm sân hận không?
Đáp:
Việc này không cần phải hỏi, bạn thử suy nghĩ kỹ thì sẽ biết liền. Nếu khi bạn chết rồi người thân quyến thuộc làm như vậy bạn có vui không? Làm như vậy không phải là cách thương nhớ mà dường như họ rất vui, chết rồi thì tốt quá không biết có phải như vậy không? Làm như vậy mất đi tính chất ma tang cổ lệ.
5. Hỏi: Người chết trong một năm, sáu tháng là làm lễ qua cầu, xin hỏi có cần phải làm không? Và làm thế nào mới đúng lý đúng Pháp.
Đáp:
Việc này trong Đọc Lịch Bảo sao cũng có và trong Kinh Phật cũng nói đến, làm theo đây thì cũng tốt, quả thật một năm hay ba năm phần nhiều là thuộc về tính chất kỷ niệm, đây là “Thần Chung Quy Diễn, Nhân Đức Quy Hồng” thật sự cái ý là ở chỗ này, nghi thức có thể thông dong nhưng phải học cách đơn giản đừng nên quá rườm rà, quá lãng phí, lại nữa nên làm những việc tốt từ thiện xã hội có lợi ích cho chúng sanh, rồi đem lợi ích đó hồi hướng cho họ là được rồi.
6. Hỏi: Sau khi cha con qua đời, con làm bài vị thờ ở Chùa, đồng thời làm những việc thiện hồi hướng cho đến nay đã hơn một năm rồi, nhưng người nhà con vẫn còn thấy cha con bị đuổi đánh. Xin hỏi đệ tử phải làm thế nào đây?
Đáp:
Bạn phải làm việc thiện hồi hướng cho cha không được gián đoạn, nếu gặp phải tình trạng như vậy, bạn nên cầu tiêu tai cho họ, tiêu tai có nghĩa là đem công đức hồi hướng cho oán thân trái chủ của họ, hy vọng việc bất hòa giữa họ và oán thân trái chủ được hóa giải. Làm như vậy mới đúng. Việc này những người sau này đều có thể làm. Cách làm là phải chuyên tâm, có chuyên mới có thông, có cảm ứng. Chúng ta bỏ ra thời gian một tháng, ngày nào cũng tụng một bộ Kinh Địa Tạng, Duyên vì họ mà tụng, Duyên vì oán thân trái chủ của họ mà tụng, mong rằng đem công đức này hóa giải oán kết của họ.
Hoặc là ngày nào cũng niệm mười ngàn danh hiệu Phật riêng vì họ. Việc làm này rất có hiệu quả, nếu phát tâm thật sự thì hãy niệm bằng cái tâm chân thành. Tôi tin rằng làm như vậy từ một tháng đến ba tháng sẽ hóa giải được, khi đã hóa giải rồi thì có điềm ứng rất tốt, bạn sẽ nằm mộng thấy cha bạn về cảm ơn bạn, các oán thân trái chủ đến gây chuyện đó sẽ không còn nữa.
7. Hỏi: Con người sau khi chết rồi trong bốn mươi chín ngày, việc siêu độ Thân Trung Ấm có tác dụng, nhưng sau giai đoạn Trung Ấm Thân, hằng năm cũng lại làm công đức, xin hỏi người chết làm thế nào để nhận được?
Đáp:
Trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện nói rất rõ, vì bốn mươi chín ngày họ chưa chắc đi đầu thai, họ còn trong giai đoạn Thân Trung Ấm. Làm Thân Trung Ấm cứ cách bảy ngày là một lần biến dịch sanh tử họ còn phải chịu đau khổ, cho nên vào lúc này tụng kinh siêu độ cho họ là để cho họ giảm bớt đau khổ, họ có thể nhận được sự giúp ích này. Còn nếu như họ đầu thai vào đường khác, mỗi năm mình cúng tế có mang hai ý nghĩa, cho dù họ đầu thai vào đường nào mình hồi hướng công đức cho họ, họ cũng có thể nhận được một chút, nhưng mà quan trọng hơn là bồi dưỡng đức hạnh từ người thân chúng ta, Thần Chung Quy Diễn, Tổ Tiên nhiều đời của chúng ta, chúng ta không quên ơn, đối với cha mẹ anh em, cần nhất là đối với những người có ân huệ cho chúng ta đương nhiên chúng ta càng không quên ơn, cho nên Thần Chung Quy Diễn, Nhân Đức Quy Hồng có thể đạt được hiệu quả như vậy, vì vậy việc làm này rất có ý nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét